Một người có thể đảm nhiệm tất cả các vị trí trên để quản lý Fanpage. Tuy nhiên, với việc quản lý quá nhiều Fanpage, hoặc phải quản lí những trang fanpage lớn, có lượt tương tác cao là một điều khá khó khăn. Đọc ngay bài viết dưới đây để biết một số cách quản lý Fanpage Facebook đạt hiệu quả.
5 cách quản lý Fanpage hiệu quả
Để Fanpage Facebook hoạt động tốt, giúp các doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh, bạn cần biết quản lý Fanpage đúng cách
1. Tính năng Page
Khi nhấp vào Page, Facebook sẽ điều hướng bạn về trang chính của Fanpage. Đây là giao diện mọi người tiếp cận khi truy cập vào trang của bạn
2. Tính năng Inbox
Tính năng Inbox (nhắn tin) giúp bạn tương tác với người dùng một cách riêng tư qua tin nhắn.
Có rất nhiều cài đặt trong phần này, nó giúp tối ưu cho việc nhắn tin và quản lý fanpage, follow comment. Hiện nay Facebook còn liên kết đến cả Instagram Direct, giúp bạn dễ dàng quản lí cả Instagram và Facebook (đặc biệt phù hợp cho những ai kinh doanh bán hàng sản phẩm trên facebook).
Bạn có thể lựa chọn cài đặt và trả lời khách hàng thông qua bảng Inbox này.
3. Tính năng Notifications
Có thể nói Notifications (thông báo) cung cấp cho bạn một bản tóm tắt những người đã tương tác với Fanpage của bạn.
Khách hàng like bài đăng của bạn hay comment hoặc Check-in… sẽ hiện lên ở bảng này. Tương tự như khi bạn sử dụng tài khoản Facebook cá nhân. Để cài đặt thông báo, bạn hãy vào Setting bên góc phải. Ở đây bạn có thể điều chỉnh những hoạt động mà bạn muốn được thông báo tới.
Ngoài ra, nếu có người dùng nào đó muốn biết về địa chỉ cũng như thông tin của fanpage bạn, họ có thể click vào những dòng chữ như bên dưới, ngay trong phần thông tin trang (About).
Khi họ click vào, bạn sẽ nhận được thông báo trong phần Requests bên dưới Notifications.
4. Tính năng phân tích với Insights
Insights là nơi thể hiện phân tích Fanpage của bạn. Sự tăng trưởng cũng như sự tương tác của khách hàng của bạn sẽ được thể hiện ở đây.
Những số liệu này có thể giúp bạn đưa ra phương án cải tiến nội dung để quảng bá thương hiệu, hình ảnh của công ty. Từ đó thu hút thêm nhiều khách hàng trên Facebook mua sản phẩm của doanh nghiệp bạn.
Insights thể hiện những bài đăng được quan tâm nhất và cho bạn biết liệu những khách hàng này có phải là đối tượng bạn đang tìm kiếm hay không (độ tuổi, giới tính và vị trí). Insights đặc biệt hữu dụng khi bạn muốn chạy quảng cáo sản phẩm trên Facebook.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu cách mọi người tìm tới Fanpage bằng cách nhấp vào Visits tab.
5. Tính năng Publishing Tools
Tính năng Publishing Tools (công cụ xuất bản) cho phép bạn tạo các bài đăng có thể đăng tức thì, lên lịch sẵn để bài có thể đăng trong khoảng thời gian bạn muốn hoặc lưu lại những bản nháp sử dụng cho sau này.
Để đăng trạng thái (status), hình ảnh, video, ưu đãi, sự kiện hoặc cột mốc, bạn có nhấn vào Published Posts và chọn Create.
Để đặt lịch hoặc tạo bản nháp, bạn vào Scheduled Posts và nhấn Create. Sử dụng nút Drop-down bên cạnh nút Publish để chọn ngày giờ hoặc lưu thành bản nháp.
Bạn cũng có thể dùng Published Posts tab để xem các số liệu phân tích của bài bạn đã đăng. Dữ liệu này sẽ cho bạn biết mức độ tương tác của từng bài để bạn có thể tạo Content phù hợp với thị yếu khách hàng hơn.
Cài đặt cấu hình trang
Cài đặt trang sẽ giúp bạn kiểm soát fanpage của mình hiệu quả hơn: từ khả năng hiển thị đến vai trò quản trị viên và nhiều thứ khác.
Phần cài đặt này nằm ở góc phải màn hình, Settings. Khi nhấn vào nút này, bạn sẽ được điều hướng qua trang với những thông tin chính như bên dưới.
Có những cài đặt thường được sử dụng như sau:
1. Cài đặt cấu hình chung
Cài đặt chung cho phép bạn định cấu hình hiển thị, tin nhắn, quyền gắn thẻ và kiểm duyệt bình luận cho trang của mình.
Khi bạn ấn Edit, các lựa chọn sẽ hiện ra để bạn lựa chọn.
2. Cập nhật thông tin trang
Khi bạn nhấn vào tab này, Facebook sẽ chuyển hướng bạn đến với Tab About. Bạn sẽ có các lựa chọn cập nhật thông tin, danh mục trang, vị trí, mô tả thương hiệu cũng như nhiều phần khác tùy vào loại trang và sản phẩm mà bạn cung cấp trên Facebook. Thông tin càng đầy đủ, khách hàng trên Facebook sẽ càng tin tưởng Fanpage của bạn hơn.
3. Xác định thuộc tính bài đăng
Trong phần cài đặt thuộc tính, sẽ có 2 lựa chọn dành cho bạn: bạn muốn bài viết thể hiện người đăng là trang fanpage của bạn hay là trang cá nhân. Nó sẽ hiện ra dưới hình thức là dòng chữ nhỏ đầu bài đăng, gần phần thời gian.
Hầu hết doanh nghiệp trên Facebook sẽ muốn bài viết được đăng với tư cách là Trang Fanpage. Nhưng khi chỉnh sửa hoặc cập nhật bài đăng, bạn vẫn có thể quy đổi về trang cá nhân.
4. Thêm hoặc chỉnh sửa chức danh
Fanpage có nhiều chức danh cho người quản lí như Administrator (Admin – Quản trị viên), Editor (Biên tập viên), Moderator (Mod- Người điều hành), Advertiser (Quản trị quảng cáo) hoặc Analyst (Quản trị thống kê).
Page Roles Setting sẽ dễ dàng giúp bạn thêm người dùng vào trang Facebook và thay đổi chức danh của họ nếu cần thiết.
Lưu ý: Bạn chỉ nên trao quyền Admin Fanpage cho người bạn tin tưởng 100%. Họ có quyền hạn thêm, xóa và thay đổi vai trò của những người khác, ngay cả vai trò của bạn.
-> Tham khảo: Những điều cần biết về quản trị Fanpage
5. Phần mềm quản lý Fanpage Facebook tốt nhất hiện nay
Buffer cung cấp giải pháp quản lý các mạng xã hội một cách toàn diện, không chỉ Facebook mà còn cả Twitter, Instagram, LinkedIn, Google+, Pinterest,… Buffer có 3 sản phẩm là Buffer Publish giúp bạn lên kế hoạch và đặt lịch đăng bài, Buffer Reply giúp bạn quản lý và trả lời tin nhắn từ khách hàng và Buffer Analyze giúp bạn đo lường hiệu quả các chiến dịch Marketing trên mạng xã hội.

Với Buffer Publish, bạn có thể quản lý tập trung tất cả các tài khoản mạng xã hội tại một nơi, lên lịch đăng bài cho tất cả tài khoản cùng một lúc và phần mềm sẽ tự động đăng bài khi đến lịch, xem lại các dữ liệu phân tích để cải thiện những bài đã đăng.

Hootsuite cung cấp trọn bộ các tính năng cần thiết để quản lý các tài khoản mạng xã hội chỉ trong một nền tảng. Hootsuite giúp bạn tự động đặt lịch đăng bài ở các kênh khác nhau, khám phá và thu thập những nội dung hay trên các trang mạng xã hội, tổng hợp lại trong thư viện nội dung và đăng lại lên các trang của bạn.
Với Hootsuite bạn có thể phân tích và đo lường các ảnh hưởng của chiến dịch truyền thông thông qua các bản báo cáo, tìm và lọc những cuộc nói chuyện theo từ khóa, hashtag và vị trí, từ đó bạn có thể nắm bắt được mọi người đang nói gì về thương hiệu của bạn, về các đối thủ cũng như toàn ngành hàng nói chung.
3. Chốt Sale

Chốt Sale là phần mềm thuần Việt, chỉ tập trung vào mạng xã hội duy nhất là Facebook (mạng xã hội nhiều người dùng nhất ở Việt Nam), có thể quản lý tất cả Fanpage, comment, inbox, khách hàng và cả đơn hàng đến từ Facebook, giúp bạn tiết kiệm thời gian.
Với Chốt Sale, bạn có thể vừa chat với khách hàng vừa tạo đơn hàng ngay trên cửa sổ chat, cũng như dễ dàng lấy được thông tin tất cả khách hàng ngay trên Fanpage của mình để chủ động tư vấn nhờ tính năng lấy số điện thoại trên Facebook, góp phần tăng doanh số bán hàng trên Fanpage của bạn. Ngoài ra, Chốt sale hỗ trợ thêm các tính năng giúp tự động nhiều khâu chăm sóc khách hàng như: tự động trả lời theo Fanpage, theo từng bài viết, tự động like comment, tự động ẩn comment chứa SĐT, tự động inbox cho khách hàng comment…
Chốt Sale còn được tích hợp với các hãng vận chuyển như giao hàng tiết kiệm, viettel post,.. giúp tự động đẩy đơn giao hàng. Ngoài ra bạn có thể kiểm soát tồn kho, quản lý chiến dịch khuyến mãi, thông báo khi sắp hết hàng, thống kê kết quả bán hàng chi tiết.

Pancake là phần mềm của người Việt, có thể hỗ trợ bán hàng đa kênh, thống nhất, giúp bạn chăm sóc khách hàng trên mạng xã hội gồm Facebook, Instagram và Messenger, tích hợp với các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Lazada và Tokopedia.
Với Pancake, bạn có thể tạo chatbot và các mẫu trả lời sẵn linh hoạt, nắm rõ được chi tiết lịch sử tương tác và tra cứu lịch sử đơn hàng và thông tin liên hệ. Ngoài ra, Pancake tích hợp nhiều tính năng đồng bộ cho việc quản lý bán hàng từ cửa hàng đến các kênh online như quản lý sản phẩm và tồn kho, tự động đồng bộ với Shopee, Lazada và Facebook,…
Vpage với các chức năng chính là quản lý comment và inbox trên Fanpage, ẩn comment thông minh, tin nhắn mẫu linh hoạt, quản lý đơn hàng/giao hàng, quản lý khách hàng và hỗ trợ bán hàng hiệu quả.
Cách dùng trình quản lý trang Facebook trên máy tính
Để sử dụng trình quản lý Fanpage một cách hiệu quả nhất, bạn có thể tham khảo các hướng dẫn dưới đây:
Cách tạo trình quản lý kinh doanh trên máy tính
Bạn cần một trang cá nhân Facebook để tạo tài khoản Trình quản lý kinh doanh và sử dụng tên người dùng, mật khẩu Facebook của mình để đăng nhập. Cách này an toàn hơn so với việc chỉ sử dụng địa chỉ email và mật khẩu để đăng nhập.
Lưu ý: Bạn chỉ có thể tạo 2 tài khoản Trình quản lý kinh doanh. Nếu bạn cần nhiều tài khoản hơn, vui lòng làm việc với người khác trong tổ chức để tạo thêm tài khoản Trình quản lý kinh doanh.
Trước khi bắt đầu, bạn hãy đảm bảo có một tài khoản Facebook cá nhân để xác nhận danh tính tạo Trình quản lý Facebook. Dưới đây là các bước tạo Trình quản lý Facebook:
Bước 1: Truy cập vào link tổng quan về trình quản lý kinh doanh: https://business.facebook.com/overview/

Sau đó nhấn vào nút “Tạo tài khoản” ở nút phải phía trên màn hình để tạo tài khoản trình quản lý kinh doanh (Facebook Business).
Bước 2: Điền đầy đủ các thông tin
- Tên doanh nghiệp
- Tên cá nhân quản lý
- Email doanh nghiệp
- Địa chỉ doanh nghiệp, là địa chỉ nhà của bạn, địa chỉ công ty, mã zipcod địa chỉ theo bưu điện
- Các thông tin khác: số điện thoại, website

Sau khi điền đầy đủ các thông tin, bạn chọn “Gửi”
Bước 3: Tiếp theo bạn điền tiếp các thông tin “Thêm chi tiết về hoạt động kinh doanh của bạn”
Bạn có thể tìm trên mạng hoặc xem bài viết này để tra mã Zipcode cho mình

Sau khi điền đầy đủ các thông tin, chọn “Gửi”
Bước tiếp theo là bạn vào email và xác nhận tạo tài khoản. Nếu dùng gmail, một số email có thể vào mục Inbox (chính), hộp mạng xã hội hoặc hộp thư quảng cáo.
Lời kết:
Hi vọng với những thông tin mà MyB Media đã tổng hợp được sẽ giúp bạn có thể dễ dàng quản trị Fanpage và sử dụng hiệu quả cho hoạt động kinh doanh.