thietkemyb@gmail.com
086 8931691
Chat với chúng tôi
  • FAQ
  • Liên hệ
  • Dự án của chúng tôi
  • FAQ
  • Liên hệ
  • Dự án của chúng tôi
  • FAQ
  • Liên hệ
  • Dự án của chúng tôi
  • FAQ
  • Liên hệ
  • Dự án của chúng tôi
Công cụ của Google
Home Archive by Category "Công cụ của Google"

Category: Công cụ của Google

Công cụ của Google sẽ giúp hoạt động marketing trên nền tảng này trở nên hiệu quả
Công cụ của Google

Affiliate marketing là gì? Những điều cần biết về Affiliate marketing

Affiliate marketing là khái niệm không còn xa lạ ở Việt Nam những năm gần đây. Nó ngày càng được quan tâm và nhiều người sử dụng để quảng bá sản phẩm. Chúng ta cùng tìm hiểu rõ ràng hơn về Affiliate marketing và mọi thứ liên quan tới nó qua bài viết dưới đây nhé!

Affiliate marketing là gì?

Affiliate marketing có thể được xem như một sự kết hợp thu nhỏ của toàn bộ các kênh digital. Digital marketing bao gồm các hình thức SEO, Google Ads, Facebook Ads, Social, PPC, Display, Email, Native ads và cả Affiliate. Đây được coi là một trong những hình thức kiếm tiền online (MMO) hiệu quả được nhiều người áp dụng. 

Affiliate Marketing đã sớm được áp dụng trên thị trường e-commerce Việt Nam với Access Trade, Lazada, Masoffer, Zalora,…

Các thành phần tham gia vào mô hình Affiliate Marketing:

1. Nhà cung cấp (Advertiser/Merchant): Là đơn vị, doanh nghiệp sở hữu sản phẩm, dịch vụ, có mong muốn tối ưu và tăng hiệu quả kinh doanh trực tuyến. Nhà cung cấp phải đáp ứng yêu cầu về nguồn hàng và chất lượng sản phẩm như cam kết tùy theo chính sách của nhà phân phối.

2. Nhà phân phối (Affiliate/Publisher): Đơn vị, cá nhân có khả năng bán hàng, có hiểu biết về quảng cáo, có nguồn truy cập (traffic) để có thể tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp.

3. Khách hàng (EndUser): Người dùng cuối cùng, sử dụng sản phẩm/dịch vụ của Nhà cung cấp hoặc các hành động khác mà Nhà cung cấp yêu cầu.

4. Mạng lưới tiếp thị liên kết (Affiliate Network): Là nền tảng trung gian giúp kết nối Nhà cung cấp với Nhà phân phối, giúp nhà phân phối có thể theo dõi, đánh giá được hiệu quả quảng cáo, bán hàng, đồng thời cũng là nơi cung cấp nền tảng kĩ thuật như link quảng cáo, banner,…và thực hiện thanh toán hoa hồng cho Nhà phân phối.

5. Chương trình tiếp thị liên kết (Affiliate Program): Là hệ thống tiếp thị liên kết do chính nhà cung cấp sản phẩm đưa ra. Họ có thể tự quản lý hoặc thuê một đối tác chuyên cung cấp phần mềm quản lý, thống kê hoạt động tiếp thị liên kết

Những lợi ích Affiliate marketing mang lại

Tác động, ảnh hưởng đến toàn bộ hành trình khách hàng

Việc tiếp cận khách hàng tiềm năng chỉ thông qua một vài điểm chạm “touch point” tỏ ra chưa đủ hiệu quả. Doanh nghiệp cần một chiến lược để đưa thông điệp của thương hiệu đến đúng với tệp khách hàng tiềm năng, vào đúng thời điểm.Affiliate-marketing Thấu hiểu insight khách hàng

Mỗi chiến lược marketing của doanh nghiệp ngoài mục tiêu giúp ra tăng doanh số khách hàng thì điều quan trọng không kém đó là từ những dữ liệu mà chiến dịch marketing đó đem lại. Doanh nghiệp có thể sử dụng như thế nào để cải tiến sản phẩm, dịch vụ cho các chiến dịch trong tương lai.

Đối với affiliate marketing, các doanh nghiệp có thể sử dụng những dữ liệu khách hàng được publisher đem lại như kênh digital marketing nào đem lại nhiều khách hàng nhất cho sản phẩm của bạn. Từ đó, doanh nghiệp có thể gia tăng ngân sách vào những kênh mang lại hiệu quả.

Ứng dụng nhanh những công nghệ mới vào kế hoạch marketing của doanh nghiệp

Khi mà xu hướng automation marketing ngày càng trở nên rõ ràng. Nhiều doanh nghiệp vẫn loay hoay trong việc làm sao để ứng dụng nó vào mô hình công ty của mình một cách hiệu quả. Những rủi ro về chi phí nhân sự, quản lý luôn khiến các doanh nghiệp đắn đo khi tiếp xúc với công nghệ mới.

Trong khi đó, Affiliate với bản chất là việc hợp tác cùng các publisher đem đến cơ hội cho thương hiệu của doanh nghiệp được tiếp cận trên nhiều nền tảng khác nhau cùng một lúc.

Mô hình CPA (Cost per action) khiến doanh nghiệp kiểm soát được chi phí của mình. Bạn chỉ phải trả tiền khi đơn hàng của khách hàng được ghi nhận và thanh toán thành công.

Đo lường hiệu quả chiến dịch marketing

Gần đây, khi các thuật ngữ như Performance, ROI (Return on investment) được nhắc đến nhiều hơn. Đứng trước mỗi quyết định triển khai một campaign marketing, câu hỏi luôn là làm thế nào để đo lường hiệu quả của chiến dịch đó.

Theo báo cáo của IAB Marketing, trung bình doanh nghiệp có thể thu được 14$ trên mỗi 1$ chi phí bỏ ra cho Affiliate. ROI tương ứng 1400%.

Ưu, nhược điểm của việc làm Affiliate Marketing

Affiliate-Marketing-là-gì

– Ưu điểm: 

  • Chi phí để bắt đầu thấp: Bạn không cần phải trả bất kì một khoản phí nào khi tham gia Affiliate Marketing.
  • Bạn không cần phải có một sản phẩm hoặc giao dịch với dịch vụ vận chuyển và chăm sóc khách hàng 
  • Dễ dàng tham gia: Bạn dễ dàng tham gia vào affiliate với những thao tác đơn giản, dễ thực hiện. 
  • Làm việc ở mọi nơi mọi lúc, kiếm tiền mọi lúc mọi nơi.
  • Bạn không cần phải là một chuyên gia 

– Nhược điểm 

  • Không dễ để kiếm tiền ngay lập tức, bạn sẽ phải mất khoảng thời gian đầu để tìm hiểu và tích lũy kiến thức
  • Cạnh tranh cao
  • Bạn không được sở hữu thông tin khách hàng 
  • Bạn cần giỏi việc tiếp thị qua Internet:

7 bước để bắt đầu với Affiliate marketing (tiếp thị liên kết)

Bước 1: Lựa chọn kênh để làm tiếp thị liên kết 

Bạn có thể lựa chọn bất kì nền tảng nào để làm tiếp thị liên kết. Ở Việt Nam các kênh phổ biến để quảng bá sản phẩm hiệu quả đó là Facebook, Google, Youtube, Blog, hoặc Instagram,…

Bắt đầu với việc viết Blog có thể dễ dàng với chi phí rẻ hơn. Khi trang web của bạn hoạt động, hãy tối ưu hóa nó cho các công cụ tìm kiếm để có cơ hội xếp hạng tốt hơn. Từ đó, bạn có thể tùy ý thêm các liên kết liên kết trong bài viết của mình.

Một kênh tiềm năng khác là YouTube. Tạo và tải nội dung lên YouTube là miễn phí, điều này lý tưởng cho nhiều người. Tối ưu hóa SEO cho video của bạn và khéo léo đặt các link tiếp thị trong mô tả của bạn.Affiliate-marketing-1

Bước 2: Chọn ngách thị trường thích hợp với bạn 

Để tối đa hóa khả năng thành công của bạn, thay vì lựa chọn thị trường rộng hãy tập trung vào ngách sản phẩm cụ thể mà bạn yêu thích hoặc hiểu biết. Bạn hiểu biết càng rõ về sản phẩm bạn sẽ biết cách khai thác chúng tiếp cận tới khách hàng mục tiêu

Tại Việt Nam bạn có thể lựa chọn rất nhiều lĩnh vực sản phẩm ví dụ như như đồ gia dụng, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, quần áo hoặc các sản phẩm số online như các khóa học Tiếng Anh,…

Đã có rất nhiều trang web bị chết do nội dung thiếu tính nhất quán. Vì vậy, bạn nên tập trung vào thị trường bạn yêu thích, bạn sẽ có nhiều kiến thức giúp phong phú hơn các nội dung trên website của bạn.

Nếu bạn không là chuyên gia trong lĩnh vực này, thì cũng đừng lo lắng, sẽ không thiếu tài liệu để bạn có thể tham khảo. Sau đó có bạn có thể tạo ra những nội dung thu hút dựa trên những gì bạn đã có được từ tài liệu đó.

Bài viết có nội dung chất lượng cao hơn, có thể dẫn đến lượng truy cập nhiều hơn và bạn có thể bán hàng qua tiếp thị liên kết nhiều hơn. 

Bước 3: Nghiên cứu và tham gia các Affiliate Program

Một khi bạn đã quyết định xong về niche, tiếp theo đó là bước tìm hiểu về các Affiliate Program và sản phẩm để quảng bá. Chọn một Affiliate Program sẽ mất khá nhiều thời gian, nhưng đừng ngại đầu tư vì doanh thu của bạn sẽ đến từ đó.

 Các Affiliate Program nổi bật như:

  • Masoffer: Là nền tảng Affiliate Marketing uy tín nhất Việt Nam với mức hoa hồng chia sẻ thuộc nhóm cao nhất hiện nay lên đến 20%, thời gian thanh toán nhanh và hỗ trợ các Publisher với các công cụ hỗ trợ tùy biến trang web như: Hệ thống báo cáo doanh thu tự động, chức năng quảng cáo tự động.
  • Accesstrade: Cũng là nền tảng Affiliate Marketing uy tín nhất Việt Nam với ưu điểm như: Các chiến dịch đa dạng, mức hoa hồng chia sẻ cao, hệ thống thông minh, tính chuyển đổi liên hoàn, công nghệ Nhật Bản uy tín…

Hầu hết các công ty có uy tín cung cấp các Affiliate Program cho phép mọi người trở thành nhà phân phối miễn phí. Bạn được yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản hoặc ngân hàng PayPal, việc này sẽ hỗ trợ bạn khi bạn nhận hoa hồng với việc bán hàng thành côngAffiliate marketing

Bước 4: Tạo nội dung chất lượng

Nếu bạn muốn trang web tiếp thị của mình thành công, bạn cần sáng tạo nội dung thu hút và có thể đính kèm các đường link tiếp thị của bạn một cách tự nhiên nhất, luôn tạo ra nội dung độc đáo, chất lượng cao.

Bạ có thể nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu trên các forum và phương tiện truyền thông xã hội để thu hẹp các chủ đề cho blog của bạn.

Cung cấp thông tin về sản phẩm. Đăng tải các sản phẩm thông tin miễn phí như một ebook, email series hoặc một khóa học nhỏ là một chiến thuật phổ biến nhiều Affiliate Marketers sử dụng.

Nếu có thể, cách tốt nhất là bạn nên mua sản phẩm thật để trải nghiệm và đánh giá về nó. Nếu không, bạn có thể bắt đầu với các sản phẩm có sẵn trong nhà của mình.

Bước 5: Điều hướng người xem đến trang web liên kết của bạn

Sau khi tạo xong nội dung cho website của bạn, việc tiếp theo bạn cần làm là thu hút càng nhiều người tiếp cận website của bạn càng tốt. Có 3 cách giúp bạn làm được điều đó:

Tạo lượng truy cập mất phí

Đây là hình thức bạn phải trả phí để tạo lượng truy cập cho website của bạn. Bạn có thể sử dụng quảng cáo PPC (Pay-Per-Click). 

Ưu điểm của lưu lượng truy cập phải trả tiền là thời điểm bạn bắt đầu trả tiền, bạn có được lưu lượng truy cập.

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)

SEO là thực hành tối ưu hóa các trang để xếp hạng cao trong các công cụ tìm kiếm như Google.

Miễn là bạn có thể xếp hạng cao trong các công cụ tìm kiếm cho các từ khóa mục tiêu của mình, website của bạn có thể thu hút lượng truy cập cao và thụ động.

Ở cấp độ cơ bản nhất, SEO là: 

  • Hiểu những gì khách hàng mục tiêu của bạn đang tìm kiếm;
  • Tạo nội dung xung quanh các chủ đề đó (bài đăng trên blog, trang sản phẩm, v.v.);
  • Quan tâm đến việc người dùng sử dụng phương tiện gì để đẩy các trang này lên cao hơn trong các công cụ tìm kiếm (bao gồm xây dựng liên kết).

Tạo danh sách email 

Danh sách email cho phép bạn liên lạc với độc giả của bạn bất cứ lúc nào.

Bạn có thể gửi Email marketing đến các độc giả tiềm năng của mình để thu hút họ quay lại trang web khi bạn có bài đăng mới. Điều này có thể tăng lượng nhấp vào liên kết tiếp thị của bạn.

Bước 6: Đầu tư vào quảng cáo trả tiền

Nhiều Affiliate Marketers sử dụng quảng cáo trả tiền để tạo thêm lưu lượng truy cập vào trang web của họ và tăng doanh số bán hàng nhiều hơn.

Quảng cáo trả tiền trên phương tiện truyền thông xã hội thường là một phương pháp phù hợp bắt đầu, vì các mạng xã hội này có giá cả phải chăng hơn. Bạn cũng có thể xem xét quảng cáo banner trên các trang web nhỏ. Tùy thuộc Niche của bạn, Google AdWords cũng có thể là một tùy chọn tốt để thúc đẩy lưu lượng truy cập đến trang web.

Bước 7: Quảng bá các ưu đãi Affiliate

Đánh giá sản phẩm.

Hãy viết những đánh giá trung thực, thực tế nhất về sản phẩm. Xây dựng niềm tin với khán giả của bạn và nhớ rằng họ thường hay dựa vào ý kiến ​​của bạn.

Đừng nên chỉ tập trung vào các mặt tốt của sản phẩm mà che đậy các khuyết điểm. Các ý kiến ​​trung thực sẽ được đánh giá cao, cộng thêm hình ảnh hấp dẫn và đề cập đến các tính năng, thông số kỹ thuật hữu ích và các chi tiết khác.

Gửi quảng cáo qua email

Nếu bạn đã xây dựng được một danh sách email, bạn cũng có thể quảng bá các Affiliate ưu đãi của mình thông qua các chương trình khuyến mãi qua email. Chỉ cần chắc chắn rằng bạn cần xây dựng một mối quan hệ với khán giả của bạn trước. Các email bạn gửi phải chứa liên kết (link) Affiliate của bạn với sản phẩm.

Giảm giá và quà tặng

Nhiều Affiliate Programs thường sẽ chạy các chương trình khuyến mãi với mức giảm giá hoặc quà tặng để có thể hấp dẫn đối tượng của bạn. Ví dụ, nếu bạn là sử dụng Affiliate Program là Amazon trong một kỳ nghỉ lễ lớn, nó sẽ là cơ hội hoàn hảo cho bạn để quảng cáo phiếu giảm giá/ mua hàng cho khách truy cập trang web.

Liên kết nội dung trong văn bản

Đây là một cách rất phổ biến để quảng bá các ưu đãi. 

Banner quảng cáo

Bạn có thể đặt các Banner quảng cáo trên trang web của bạn, để quảng bá các ưu đãi Affiliate. Banner được đặt ở đúng vị trí có thể làm tốt công việc bán hàng.

Cùng tìm hiểu thêm về Affiliate Marketing là gì? Thông qua video của VTV1 dưới đây:

Affiliate Marketing là gì? Triển vọng của Affiliate marketing ở Việt Nam như thế nào?

Tổng kết

Trên đây là những kiến thức cơ bản, nếu áp dụng chúng bạn có thể tự đi những bước đầu tiên trong việc kiếm tiền online với Affiliate marketing.

Read More
nam ha 25/11/2020 0 Comments
Công cụ của GoogleUncategorizedWordpress

Top 6 Plugin dịch WordPress được sử dụng nhiều nhất hiện nay

WordPress giúp dễ dàng tạo một trang web đa ngôn ngữ WordPress và thậm chí dịch khu vực quản trị WordPress. Bài viết gửi đến bạn 6 plugin dịch WordPress tốt nhất hiện nay, giúp bạn có thể xây dựng các trang web đa ngôn ngữ

1. Weglot Translate

plugin-dịch-thuật

Weglot là một trong các công cụ tốt nhất để tạo site đa ngôn ngữ. Plugin này được dùng bởi hơn 20 ngàn website. Giao diện thân thiện với người dùng và nhiều tính năng tiện lợi. Có hơn 60 ngôn ngữ để bạn có thể chọn dùng trong phiên bản miễn phí.

Weglot tạo được URL có cấu trúc thân thiện với SEO. Đảm bảo website của bạn dễ dàng được tìm thấy khi tìm bằng ngôn ngữ bạn đang dùng

Lợi ích của Weglot Translate:

  • Hoàn toàn tương thích với tất cả các chủ đề và plugin
  • Hơn 100 ngôn ngữ dịch có sẵn
  • Nội dung tự động được phát hiện và dịch. Bạn không cần phải tìm kiếm tệp dịch (.po) hoặc bất kỳ tệp nguồn WordPress nào khác.
  • Bản dịch được cập nhật theo thời gian thực.
  • Có thể tiếp cận với các dịch giả chuyên nghiệp.
  • Tối ưu hóa SEO bằng ngôn ngữ mới với URL chuyên dụng: các trang được dịch sẽ có URL dành riêng, như Google khuyến nghị cho các trang đa ngôn ngữ.
  • Nút chuyển đổi ngôn ngữ của bạn hoàn toàn có thể tùy chỉnh.
  • Bạn có thể dễ dàng di chuyển từ Polylang hoặc WPML sang Weglot Translate.

2. TranslatePress

TranslatePress là một plugin dịch WordPress mà bất kỳ ai cũng có thể sử dụng.

plugin-dịch-thuật-1

Với plugin TranslatePress, bạn có thể dịch nội dung trang web của mình sang 220 ngôn ngữ có sẵn mà không gặp rắc rối. 

Bạn có thể nhanh chóng và dễ dàng dịch bất kỳ nội dung bằng văn bản nào của bạn: bài đăng, trang, dữ liệu meta, plugin và thậm chí chủ đề của bạn. Không cần thay đổi giao diện vì tất cả đều hoạt động trơn tru.

  • Giao diện cho phép bạn dễ dàng dịch toàn bộ trang cùng một lúc
  • Tương thích với WooCommerce
  • Khi dịch, TranslatePress sẽ xử lý back end. Plugin sẽ đảm bảo trang dịch thân thiện với SEO.
  • Hoàn toàn tương thích với tất cả các chủ đề và plugin
  • Kiểm soát biên tập cho phép bạn chỉ xuất bản ngôn ngữ của mình khi tất cả các bản dịch của bạn đã hoàn tất
  • Bạn có thể tự sửa bản dịch tự động của Google. 
  • Tích hợp với Google Dịch, cho phép bạn thiết lập dịch tự động bằng khóa API Google của riêng bạn.

Lưu ý: plugin này sử dụng API dịch của Google để dịch các chuỗi trên trang web của bạn. Tính năng này có thể được bật hoặc tắt tùy theo sở thích của bạn.

—>  Plugin là gì?

3. GTranslate 

plugin-dịch-thuật-2 

Gtranslate với 103 ngôn ngữ có sẵn, trang web của bạn sẽ có sẵn cho hơn 99% người dùng internet. 

  • Bản dịch máy tự động miễn phí của Google
  • Tích hợp Google Analytics
  • Dịch trang web một cách nhanh chóng
  • Dịch các bài đăng và trang
  • Tự động chuyển đổi ngôn ngữ dựa trên ngôn ngữ do trình duyệt xác định
  • Tương thích với WooCommerce
  • URL thân thiện với SEO, cho ngôn ngữ chỉ định dịch các sản phẩm, cấu trúc dữ liệu schema.org
  • Chỉnh sửa kết quả dịch
  • Language hosting. Bạn có thể host ngôn ngữ chỉ định lên trên tên miền để có khả năng tăng hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm địa phương.
  • Tương thích với Yoast SEO – dịch từ khóa meta, mô tả meta, cấu trúc dữ liệu schema.org, dịch sơ đồ trang web
  • Dịch hình ảnh

4. Polylangplugin-dịch-thuật-3

Polylang cho phép bạn tạo một trang WordPress song ngữ hoặc đa ngôn ngữ. Bạn viết các bài đăng, các trang và tạo các danh mục và các thẻ bài đăng như bình thường, sau đó xác định ngôn ngữ cho mỗi chúng.

Là một trong các plugin dịch nổi tiếng nhất WordPress với hơn 400,000 lượt cài đang hoạt động. Polylang có nhiều lựa chọn ngôn ngữ, lên đến hơn 100 quốc gia.

  • Bạn có thể sử dụng bao nhiêu ngôn ngữ tùy thích. Các tập lệnh ngôn ngữ RTL được hỗ trợ. Các gói ngôn ngữ WordPress được tải xuống và cập nhật tự động.
  • Bạn có thể dịch các bài đăng, trang, phương tiện, danh mục, bài đăng, menu, widget…
  • Các loại bài đăng tùy chỉnh, phân loại tùy chỉnh, bài đăng dính và định dạng bài đăng, nguồn cấp dữ liệu RSS và tất cả các tiện ích WordPress mặc định đều được hỗ trợ.
  • Ngôn ngữ được đặt bởi nội dung hoặc theo mã ngôn ngữ trong url hoặc bạn có thể sử dụng một miền phụ hoặc miền khác cho mỗi ngôn ngữ
  • Danh mục, thẻ bài đăng cũng như một số metas khác được sao chép tự động khi thêm bài đăng mới hoặc bản dịch trang
  • Trình chuyển đổi ngôn ngữ có thể tùy chỉnh được cung cấp dưới dạng tiện ích con hoặc trong menu điều hướng

5. Google Language Translator

plugin-google-language-translate

Google Language Translator là nhà một plugin dịch thuật trang web hàng đầu từ năm 2008 và cung cấp hơn 500.000 trang web đa ngôn ngữ trên toàn thế giới.

  • Tích hợp Google Analytics
  • Tương thích với WooCommerce
  • SEO đa ngôn ngữ – Cho phép lập chỉ mục công cụ tìm kiếm
  • Tương thích với Yoast SEO
  • Dịch dữ liệu meta (từ khóa meta, mô tả meta)
  • Dịch vi dữ liệu schema.org để công cụ tìm kiếm xuất hiện tốt hơn
  • Cập nhật liền mạch (dịch vụ đám mây được cập nhật từ phía chúng tôi – SaaS, bạn không cần phải lo lắng về các bản sao lưu từ phía mình)
  • URL thân thiện với công cụ tìm kiếm (SEF)
  • Có thể dịch các URL hay còn gọi là dịch slug (example.com/about-us → example.es/sobre-nosotros)

6. Goo Translate Widget

Goo-Translate-Widget

Goo Translate Wid get là một plugin dịch thuật WordPress nhẹ được xây dựng trên Google Translator. Bạn có thể cho phép khách truy cập trên khắp thế giới truy cập trang web của bạn bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ. Chỉ cần đặt widget trên thanh bên với một cú nhấp chuột.

Với Google Analytics, bạn thậm chí có thể theo dõi hiệu suất của tiện ích dịch thuật của mình. Không giống như các plugin khác, Goo Translate Widget không lưu bất kỳ văn bản dịch nào trong cơ sở dữ liệu của bạn.

Lời kết:

Chúng tôi hy vọng bài viết này đã giúp bạn tìm thấy plugin dịch thuật WordPress tốt nhất cho trang web của bạn. Chỉ cần tận dụng một trong các plugin dịch WordPress tốt nhất ở trên, bạn sẽ nhanh chóng dịch được trang web sang ngôn ngữ bạn cần.

 

Read More
nam ha 25/11/2020 0 Comments
Công cụ của GoogleThiết kế hình ảnh

Cách giảm size ảnh đơn giản, nhanh chóng

Bạn muốn giảm kích thước hình ảnh mà vẫn giữ nguyên được chất lượng ảnh, độ nét của ảnh để phục vụ cho mục đích cá nhân. bài viết dưới đây sẽ gửi đến bạn các trang web cũng như các cách giảm size ảnh đơn giản, dễ thực hiện nhất!

Dùng phần mềm Ms Pain trên máy tính 

Nếu bạn muốn giảm size ảnh trực tiếp trên máy tính, Paint là một gợi ý tuyệt vời nhất cho bạn. Đây là phần mềm chỉnh sửa ảnh đơn giản được cài sẵn trong tất cả máy tính Windows, bạn có thể tìm thấy nó bằng cách gõ từ khóa “Paint” vào thanh tìm kiếm.

Hoặc đơn giản hơn click chuột phải vào ảnh muốn resize rồi chọn Edit, ảnh của bạn sẽ được mở lên bằng phần mềm này.

Bước 1: Bạn mở bức ảnh muốn thay đổi kích thước, mở Paint 

giảm-size-ảnh

Bước 2: Chọn Resize ảnh, ở đây chọn Pixels, gõ thông số muốn thay đổi rồi bấm Ok 

Bước 3: Đến File sau đó chọn Save để lưu ảnh với tên cũ hoặc bạn có thể chọn Save as để lưu với một cái tên mới

giảm-kích-thước-hình-ảnh

Như vậy chỉ với 3 bước đơn giản là bạn có thể giảm kích thước ảnh một cách dễ dàng

Sử dụng phần mềm nén dung lượng Shrink Me

Shrink Me hỗ trợ giảm dung lượng hình ảnh, nhưng không giới hạn số lượng ảnh tải lên, cũng như dung lượng ảnh tải lên. Số dung lượng ảnh giảm xuống tương đối nhiều mà chất lượng ảnh không hề bị thay đổi so với ảnh gốc.

Bước 1: Truy cập vào trang web Shrink Me

giảm-kích-thước-hình-ảnh

Bước 2: Trong giao diện trang nhấn chọn vào nút Select để tải hình ảnh lên. Có thể tải nhiều ảnh cùng lúc với định dạng JPG, PNG , SVG và Webp.

Bước 3: Sau khi tải hình ảnh lên trang web sẽ tiến hành giảm dung lượng ảnh ngay sau đó. Người dùng sẽ nhìn thấy dung lượng tối ưu và số % dung lượng giảm tương ứng. Nhấn nút Save để tải tập tin về.

giảm-kích-thước-hình-ảnh

Lưu ý: Hình ảnh sẽ được lưu trong tập tin đuôi zip và bạn cần giải nén để có được hình ảnh.

Compressnow giảm dung lượng ảnh online

Compressnow là dịch vụ giảm dung lượng ảnh miễn phí với cách thực hiện vô cùng đơn giản. Dịch vụ hỗ trợ người dùng có thể tải các định dạng ảnh bao gồm JPG, GIF, JPEG, PNG. Cách sử dụng rất đơn giản, không cần đến tài khoản mà bạn chỉ cần tải ảnh lên và chọn lựa tỉ lệ nén ảnh là xong. Dung lượng ảnh tối đa khi tải lên Compressnow là 9MB.

Hỗ trợ người dùng có thể giảm dung lượng ảnh, mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng của ảnh.

Bước 1: Truy cập trang web Compressnow 

Bước 2: Tại giao diện chính, click vào mục Upload Image để tải hình ảnh.

giảm-kích-thước-hình-ảnh

Bước 3: Sau khi tải ảnh bạn muốn thay đổi size ảnh thành công. Điều chỉnh thanh nén dung lượng bên trên theo nhu cầu của bạn. Tỉ lệ nên càng cao ảnh càng giảm và ngược lại. 

giảm-size-ảnh

Dịch vụ sẽ để mặc định là 20%. Khi bạn chỉnh đến tỉ lệ nén bao nhiêu thì sẽ kèm với dung lượng ảnh tương ứng. Sau khi chọn được tỷ lệ giảm hình ảnh phù hợp. Bạn bấm Compress để tiến hành giảm dung lượng

Bước 4: Hình ảnh sau khi nén sẽ xuất hiện ở bên phải kèm theo dung lượng của nó. Bạn Click vào ô Download để tải ảnh hoặc Click chuột phải vào ảnh và chọn lưu ảnh

giảm-kích-thước-ảnh

WebResizer nén ảnh trực tuyến

Phần mềm giảm size ảnh WebResizer cũng có tính năng cơ bản là tối ưu hình ảnh, nén dung lượng mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng ảnh. Tuy nhiên, người dùng sẽ có thêm rất nhiều tùy chọn để chỉnh sửa ảnh như cắt ảnh, thêm viền, xoay ảnh,…

Bước 1: Truy cập vào trang web WebResizer  

giản-size-ảnh

Bước 2: Bấm vào ô Chọn tệp để tải ảnh muốn rezise, rồi click vào upload image để tải ảnh lên.

resize-hình-ảnh

Bước 3: Ngay sau đó chúng ta sẽ nhìn thấy ảnh đã được giảm với Optimized an Image ảnh đã giảm dung lượng và Original Image ảnh dung lượng gốc. Có thể thấy, WebResizer giảm dung lượng ảnh hơn 90%. Click Download this image để tải ảnh.

Bên cạnh đó, dịch vụ hỗ trợ người dùng bo viền hình ảnh khi nhấn vào Border hoặc ảnh khi nhấn vào Crop Image

resize-hình-ảnh

Hoặc tùy chỉnh một số những tùy chọn ở bên dưới, click apply changes để lưu lại thay đổi nhé.

resize-hình-ảnh

Dùng phần mềm Photoshop để giảm kích thước ảnh

Photoshop là phần mềm chỉnh sửa ảnh quen thuộc của dân designer, tuy nhiên, với những ai chưa biết dùng hoặc chưa sử dụng thành thạo thì việc giảm kích thước ảnh bằng phần mềm này sẽ khó khăn hơn các cách khác.

Bước 1: Mở ảnh cần chỉnh sửa trong Photoshop.

Khởi động phần mềm Photoshop, vào File =>  Open và chọn ảnh bạn muốn chỉnh sửa.

Mở ảnh trong Photoshop

Mở ảnh trong Photoshop

Bước 2: Thao tác mở cửa sổ điều chỉnh kích thước ảnh trong Photoshop.

Trong Photoshop, bạn click vào Image => Image Size để mở cửa sổ điều chỉnh kích thước. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng phím tắt Ctrl+Alt+I để mở nhanh cửa sổ này.

"Chọn

Bước 3: Chỉnh sửa kích thước ảnh trong Photoshop.

Trong cửa sổ Image Size, bạn chỉ cần nhập kích thước theo mong muốn với hai thông số Width và Height tại hai mục Pixel Dimesions hoặc Document size, sau đó lưu lại thành phẩm.

Thay đổi thông số theo mong muốn

Giảm size ảnh bằng phần mềm Photoscape

Với những ai chưa biết sử dụng Photoshop thì Photoscape sẽ là phần mềm chỉnh sửa cần thiết với những tính năng đơn giản, đa năng và dung lượng nhẹ. Vì vây, bạn chỉ cần tải Photoscape tại đây và thực hiện các bước sau để giảm kích thước ảnh:

Bước 1: Chọn Editor và tải lên hình ảnh cần chỉnh sửa.

Chọn Editor để chỉnh sửa ảnh trên Photoscape

Chọn Editor để chỉnh sửa ảnh trên Photoscape

Bước 2: Chọn Resize và điều chỉnh kích thước ảnh như mong muốn, sau đó lưu lại bằng Save.

Thay đổi kích thước ảnh bằng Resize

Thay đổi kích thước ảnh bằng Resize

Tùy chỉnh thông số theo mong muốn

Tùy chỉnh thông số theo mong muốn

Một số trang web trực tuyến chỉnh sửa kích thước ảnh

+ pixlr.com

+ photopea.com

+ iloveimg.com

+ img2go.com

+ picresize.com

Lời kết:

Trên đây là các trang web trực tuyến giúp bạn giảm dung lượng hình ảnh miễn phí mà không ảnh hưởng đến chất lượng của hình ảnh. Chúc bạn thành công!

Read More
nam ha 25/11/2020 0 Comments
Công cụ của GoogleThủ thuật Facebook

Làm sao để chèn Fanpage Facebook vào Website?

Làm sao để chèn Fanpage Facebook vào Website? Chỉ cần với những thao tác đơn giản là bạn có thể dễ dàng chèn trang Fanpage vào trang Web của mình

Sơ lược về lợi ích của Fanpage Facebook

Mạng xã hội Facebook với số lượng hơn 1 tỷ người dùng đã trở thành một kênh bán hàng và quảng bá thương hiệu tuyệt vời mà các công ty, tổ chức không thể bỏ qua.

Khi đã có một trang Fanpage Facebook và bạn cũng đang sở hữu một trang Web thì đều mà bạn quan tâm đến đó là làm sao để chèn Fanpage để tạo nút Like trong trang Web của mình. Việc này sẽ giúp cho Fanpage của bạn có thêm nhiều thành viên hơn đồng thời cũng sẽ có nhiều người biết đến Webiste của bạn thông qua Facebook. 

Việc liên kết giữa website và Facebook, cụ thể là Fanpage Facebook giúp gắn kết khách hàng với thương hiệu chặt chẽ hơn. Tạo thêm hiệu ứng thu hút các khách hàng mới đến với thương hiệu của bạn.

Tạo Code Fanpage Facebook để chèn vào Website.

Trước khi tạo Like Box trên website bạn cần phải lấy được đoạn code Fanpage.

Các bước dưới đây sẽ hướng dẫn bạn lấy mã code Fanpage dễ dàng, nhanh chóng

Bước 1: Truy cập và đăng nhập tài khoản Facebook vào trang sau:https://developers.facebook.com/docs/plugins/page-plugin

chèn-fanpage-vào-website

Bước 2: Tại đây, bạn có thể tùy chỉnh 1 số thông tin trong Like Box như:

Chi tiết:

  • Show Friends’ Faces: Hiện hình ảnh thành viên like
  • Show Header: Hiện tên tiêu đề like box phía trên cùng
  • Show Posts: Hiện bài viết của bạn trong fanpage

Sau khi đã thiết lập xong, bạn chọn Get Code và dùng code này để chèn Website

chèn-fanpage-vào-website

Lưu ý: Để đơn giản việc chèn code vào Website, khi Get Code bạn chọn vào tab Iframe.

chèn-fanpage-vào-website

Việc tiếp theo, bạn chỉ cần chèn code này vào bất cứ vị trí nào mà bạn muốn.

Đổi với Website làm CMS như Joomla, WordPress, Drupal

Tạo một module trong Joomla ở dạng Custom hoặc Widget trong WordPress dạng Text. Sau đó chèn đoạn code đã tạo vào và lưu lại. Hoặc có thể tải về các Plugin, phần mở rộng có hổ trợ việc tích hợp Fanpage Facebook vào trang Web.

Đối với Blogger

Bạn vào Bố Cục >> Thêm tiện ích và chọn HTML/Javascript. Sau đó bạn chỉ cần dán đoạn code vào phần Nội dung, đặt tên cho phần Tiêu đề và lưu lại là xong.

Lời kết:

Trên đây là cách chèn fanpage vào website đơn giản và dễ thực hiện nhất mà MyB Media tổng hợp và gửi đến bạn. Chúc bạn thành công!

Read More
nam ha 16/11/2020 0 Comments
Công cụ của GoogleSEO

Hướng dẫn tích hợp Chat Facebook (Facebook Messenger) vào Website

Facebook Chat Plugin là một công cụ miễn phí và dễ sử dụng để kết nối với khách hàng trên trang web của bạn. Với một vài cú nhấp chuột, bạn có thể thêm plugin vào trang web của mình, cho phép khách hàng nhắn tin cho bạn khi duyệt trang web của bạn. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách tích hợp Chat Facebook (Facebook Messenger) vào Website đơn giản

Những ưu điểm của Facebook chat cho website

  • Ưu điểm lớn nhất so với các công cụ chat khác là bạn có thể chat với rất nhiều người 1 lúc mà lại hoàn toàn miễn phí.
  • Bạn có thể thiết lập giờ làm việc, trả lời tự động và Câu hỏi thường gặp để phục vụ khách hàng khi bạn không có mặt
  • Bạn có thể biết tên khách hàng, có thể xem thông tin về khách hàng qua facebook của họ.
  • Khách hàng không phải khai báo thông tin hay đăng ký tài khoản để chat trên web của bạn.
  • Các cuộc trò chuyện bắt đầu trên trang web của bạn có thể được tiếp tục trong ứng dụng Messenger của khách hàng, vì vậy bạn không bao giờ mất kết nối với khách hàng của mình. 
  • Lưu trữ tin nhắn của khách hàng không giới hạn, bạn có thể tìm lại tin nhắn bất cứ khi nào cần.
  • Điểm đặc biệt là bạn có thể support khách hàng mọi lúc mọi nơi chỉ cần 1 chiếc smartphone có cài đặt trình quản lý Fanpage Facebook là có thể chat như khi online facebook chat với bạn bè.
  • Facebook Messenger cho website hiển thị tốt trên Mobile, iPad và PC.
  • Ngay cả những người không có tài khoản Facebook Messenger cũng có thể trò chuyện với bạn ở chế độ khách, vì vậy bạn có thể tiếp cận nhiều khách hàng hơn bao giờ hết.

Tích hợp chat Facebook vào web bằng plugin

Bước 1: Cài đặt và kích hoặt Plugin Messenger Customer Chat 

Link truy cập

tích-hợp-Chat-Facebook-vào-websiteBước 2: Truy cập vào Cài đặt (Settings) -> Facebook Messenger và thiết lập các thông số cho plugin

tích-hợp-Chat-Facebook-vào-website-1

Các thông số như sau:

  • Your Facebook Fan Page URL: Nhập link fanpage Facebook để nhận tin nhắn.
  • Custom text for button: Tùy biến dòng chữ của nút Chat Messenger trong trang chi tiết sản phẩm của WooCommerce.
  • Upload icon or image: Tải lên icon hoặc hình ảnh tùy biến cho nút Messenger. Bản free chỉ chọn được icon.
  • Main Color: Thiết lập màu sắc chính cho icon và nút Chat Messenger.
  • Custom text for open Messenger app button: Tùy biến dòng chữ của nút mở ứng dụng Messenger trên di động. Chỉ có tác dụng khi tích chọn Open Messenger app button và chỉ có trên bản Pro.
  • Language: Chọn ngôn ngữ hiển thị cho Chat Messenger.
  • Display: Tùy chọn nơi hiển thị Chat Messenger. Chọn Display all pages but except để hiển thị ở tất cả các trang, ngoại trừ những trang bạn chọn ở bên dưới; Display for page… để chỉ hiển thị trong trang do bạn chọn ở bên dưới.
  • Các mục khác bạn không cần quan tâm vì nó chỉ có trong bản trả phí.

Sau khi thiết lập xong nhớ ấn Save để lưu lại.

tích-hợp-Chat-Facebook-vào-website-2

Icon chat Facebook này bạn có thể kéo thả bất cứ chỗ nào ở cạnh trái hoặc phải trên giao diện web. Khi click vào nó thì khung chat mở ra cho phép người dùng có thể chat với Fanpage.

tích-hợp-Chat-Facebook-vào-website-3

Tổng kết:

Bài viết trên đây hướng dẫn tích hợp Chat Facebook (Facebook Messenger) vào Website đơn giản. MyB Media hi vọng cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích

.

Read More
nam ha 13/11/2020 0 Comments
Công cụ của Google

Hướng Dẫn Sử Dụng Google Trends Chi Tiết

Google Trends là một công cụ tuyệt vời trong việc nghiên cứu nội dung nhằm tối ưu hóa SEO, tiếp cận người dùng nhanh chóng. Để hiểu rõ hơn về công cụ này, bài viết sau đây sẽ hướng dẫn sử dụng Google Trends một cách hiệu quả và chi tiết.

Google Trends là gì?

Google Trends, hay có thể gọi là Google xu hướng, là một công cụ tìm kiếm trực tuyến cho phép người dùng xem tần suất các từ khóa, chủ đề hay thậm chí là các cụm từ cụ thể đã được tìm kiếm trong một khoảng thời gian cụ thể.

Google Trends hoạt động bằng cách phân tích một phần tìm kiếm của Google để tính ra số lượng tìm kiếm các cụm từ khóa đã được nhập, liên quan đến tổng cộng tìm kiếm được thực hiện trên Google trong cùng thời gian.

Google Trends là gì?

Để có thể đưa ra kết quả về độ phổ biến tương đối chính xác nhất, Google Trends không tính đến các tìm kiếm lặp lại từ cùng một người trong một khoảng thời gian ngắn.

Công cụ này tương đối hữu ích, nó có thể cho bạn thấy mức độ tìm kiếm phổ biến của query trong các khung thời gian nhất định.

Như vậy, bạn đã biết khái niệm Google Trends là gì rồi đúng không? Tiếp theo, hãy theo dõi phần hướng dẫn sử dụng Google Trends mà bạn không nên bỏ qua ngay dưới đây nhé!

Hướng dẫn sử dụng Google Trends chi tiết

Với Google Trends, bạn không cần phải đăng ký tài khoản mà chỉ cần truy cập vào link: https://trends.google.com/trends/?geo=VN.

Nếu Google Trends để khu vực địa lý là nước khác thì bạn hãy chọn lại khu vực là Việt Nam ở ngay góc trên bên phải màn hình để có thể cập nhật các xu hướng tìm kiếm ở nước ta.

Chuyển đổi khu vực địa lý tìm kiếm

Ngoài ra, tại trang chủ, Google Trends sẽ cung cấp thêm cho bạn một số thông tin như:

  • Danh sách tìm kiếm hàng đầu của các năm 2019, 2018, 2017, 2016, 2015
  • Xu hướng tìm kiếm mới nhất theo ngày, tuần, tháng và các bài viết được xem nhiều nhất

Việc nắm bắt được các xu hướng mới nhất các chủ đề được số đông mọi người quan tâm sẽ giúp bạn dễ dàng xây dựng chiến lược sáng tạo nội dung cho trang web. Thông qua đó, bài viết của bạn sẽ được chú ý, cũng như thương hiệu cũng tiếp cận được với người dùng nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Sử dụng Google Trends để so sánh độ hot giữa các từ khóa

Để so sánh độ hot giữa các từ khóa, bạn cần truy cập vào link: https://trends.google.com/trends/explore

Chẳng hạn như bạn muốn kiểm tra độ hot của 2 từ khóa “thiết kế logo” và “công ty thiết kế logo”, hãy thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Tại ô “Thêm cụm từ tìm kiếm”, bạn hãy nhập từ khóa “thiết kế logo”

Thêm cụm từ tìm kiếm

Bước 2: Click chuột vào ô “So sánh” bên cạnh và gõ từ khóa “công ty thiết kế logo”

Nhập từ vào ô So sánh

Bước 3: Chọn khu vực “Việt Nam”

Chọn khu vực và thời gian so sánh từ khóa

Bước 4: Chọn thời gian so sánh

Bạn có thể chọn thời gian tùy ý, có thể là 4 giờ qua, 7 ngày qua, hay 1 tháng qua, 12 tháng qua,….

Google Trends sẽ không đưa ra một con số cụ thể nào, nó chỉ cho bạn biết xu hướng tìm kiếm ít hay nhiều của hai từ khóa thông qua biểu đồ đường. Do đó, để có con số chính xác nhất bạn cần kết hợp với một công cụ khác.

Như bạn đã thấy, “thiết kế logo” đang có lượt tìm kiếm nhiều hơn, thời gian càng lâu thì độ hot của hai từ khóa trên chênh lệch càng nhiều.

Cách sử dụng Google Trends để cập nhật nhanh chóng các chủ đề hot

Hiện nay, Google Trends được cung cấp thêm tính năng mới là real time, theo đó, bạn có thể lập tức biết được chủ đề nào đang hot, từ đó xây dựng các chiến dịch quảng cáo phù hợp nhất.

Ví dụ như hình ảnh minh họa dưới đây. Hiện tại, Google Trends đang để mặc định sẽ hiển thị các chủ đề hot được tìm kiếm nhiều nhất tại Hoa Kỳ. Hãy chuyển sang khu vực “Việt Nam” để thấy được các chủ đề nổi bật nhất.

Chủ đề hot tại Việt Nam được tìm kiếm nhiều nhất trên Google

Chỉ cần nhấp chuột vào mục “Tìm kiếm thịnh hành” ở thanh công cụ bên trái, bạn có thể thấy được ngay chủ đề đang hot nhất.

Chọn Tìm kiếm thịnh hành

Kết quả bạn tìm kiếm sẽ bao gồm:

  • Daily search trends: Xu hướng tìm kiếm hàng ngày
  • Realtime search trends: Xu hướng tìm kiếm theo thời gian thực

Theo đó, bạn muốn tìm kiếm chủ đề hot ở mục nào thì bấm vào một trong hai mục tương ứng trên.

Tùy theo từng giờ, từng ngày hoặc từng tuần mà chủ đề nóng trên Google Trends sẽ có sự biến động liên tục. Do đó, tùy vào thời gian sử dụng mà bạn sẽ nhận về những kết quả khác nhau.

Ngoài ra, để tìm hiểu chi tiết hơn về một chủ đề hot nào đó, bạn có thể click chuột vào tìm kiếm.

Tìm chủ đề theo xu hướng để bao quát trên Google Trends

Nếu muốn thu hút sự chú ý của người đọc và cung cấp cho họ nhiều thông tin hữu ích, thì bạn cần biết cách làm thế nào tìm chủ đề theo xu hướng để bao quát trên Google Trends.

Tiếp đó, công cụ này sẽ cho bạn kết quả theo danh sách các từ khóa hoặc chủ đề được tìm kiếm nhiều nhất trong vòng 1 ngày của người dùng. Ngoài ra, bạn có thể chọn lọc chủ đề theo từng thể loại cụ thể như: Sức khỏe, kinh doanh, thể thao,…

Việc tìm kiếm theo hướng bao quát sẽ giúp bạn cung cấp nhiều thông tin có ích cho người dùng. Đôi khi, hãy tạo sự mới mẻ và độc đáo, khác biệt có thể thu hút nhiều sự quan tâm, chú ý của khách hàng hơn, cũng như tăng lượt tương tác, click chuột của họ.

Đăng ký nhận bản tin từ Google Trends

Một trong những yếu tố cần chú ý trong hướng dẫn sử dụng Google Trends chính là đăng ký nhận bản tin từ công cụ tìm kiếm này. Việc làm này sẽ giúp bạn cập nhật thường xuyên các tin tức mới, nóng hổi liên quan đến từ khóa bạn đang tìm kiếm.

Để có thể đăng ký nhận bản tin từ Google Trends, bạn hãy thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1: Truy cập vào link: https://trends.google.com/trends/subscriptions

Bước 2: Nhấn vào dấu “+” góc dưới bên phải màn hình để Đăng ký.

\Chọn dấu "+" để bắt đầu đăng ký

 

Bước 3: Tại box “Thêm đăng ký” nhập từ khóa và lựa chọn các thông tin cần thiết

Thêm đăng ký theo Chủ đề

Thêm đăng ký theo Nội dung tìm kiếm thịnh hành

Bước 4: Click vào “Đăng ký” để hoàn tất việc nhận bản tin từ Google Trends

Sử dụng Google Trends để đánh giá nhu cầu về sản phẩm/ dịch vụ ở các khu vực cụ thể

Có thể dịch vụ hay sản phẩm của bạn không giành được sự quan tâm của mọi người. Nhưng nếu bạn biết cách định hướng nó đến những đối tượng thực sự cần và ở các khu vực cụ thể thì sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Google Trends có thể giúp bạn thực hiện điều này. Chẳng hạn, nếu bạn bán áo phao thì hãy sử dụng công cụ tìm kiếm để theo dõi mức độ phổ biến của từ khóa “áo phao mùa đông” đối với các khu đô thị, thành phố trong khoảng thời gian nhất định. Điều này sẽ giúp bạn tìm được nhóm khách hàng mục tiêu.

Khi đã xác định được vị trí từ khóa được tìm kiếm phổ biến, bạn có thể thực hiện các chiến dịch Google AdWords hoặc tối ưu từ khóa, nội dung để phù hợp với từng đối tượng.

Xác định nguyên nhân giảm lưu lượng truy cập tự nhiên nhờ Google Trends

Hướng dẫn sử dụng Google Trends hiệu quả mà bạn cần ghi nhớ là áp dụng công cụ này trong việc xác định nguyên nhân giảm lượng truy cập tự nhiên.

Trong một số trường hợp, các bài đăng của bạn sẽ bị giảm lượng truy cập tự nhiên, nhưng đây lại không phải lỗi xuất phát từ nội dung. Có nhiều khả năng vị trí từ khóa sẽ làm mất dần sự phổ biến của khách hàng.

Để xác định được chính xác nguyên nhân, bạn cần sử dụng google trends. Bạn có thể thực hiện bằng cách gắn các từ khóa hàng đầu của bạn vào Google Trends. Sau đó, nó sẽ kiểm tra xu hướng phổ biến theo thời gian và từ đó bạn biết được nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bài viết giảm lượng truy cập tự nhiên.

Tìm các từ khóa “đuôi dài” (long-tail) trên Google Trends

Với tính năng truy vấn liên quan, Google Trends không chỉ là công cụ giúp nghiên cứu từ khóa mà còn hỗ trợ phát triển toàn bộ chiến lược nội dung.

Khi gắn keyword, công cụ này sẽ hiển thị 20 query về xu hướng hàng đầu và 25 query liên quan phổ biến nhất. Sau đó, bạn gắn các từ khóa liên quan vào phần mềm SEO để kiểm tra độ phức tạp của từ khóa cũng như số lượng tìm kiếm.

Cuối cùng, quá trình này sẽ giúp bạn bao quát các chủ đề theo xu hướng và phổ biến, cái mà có thể thu hút rất nhiều lưu lượng truy cập tự nhiên.

Xác định xem một chủ đề có tốt hơn cho video

Nếu từ khóa đang ở mức phổ biến nhưng lại giảm dần lượt tìm kiếm trên website, thì bạn cũng không cần bỏ nó khỏi nội dung của mình. Bởi vì có thể nó phổ biến hơn trên tìm kiếm YouTube.

Bạn có thể nhìn vào hình ảnh dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn. Với từ khóa “cách tạo web” của Google, mức độ phổ biến của nó trên công cụ tìm kiếm đã giảm dần đi theo từng năm.

Độ phổ biến của từ khóa khi tìm kiếm trên web

Tuy nhiên, khi gõ từ khóa này vào Google Trends Vietnam để tìm kiếm trên YouTube, bạn sẽ thấy độ phổ biến của nó lại tăng vượt bậc qua từng năm. Điều này cho thấy, độ phổ biến của từ khóa “cách tạo web” được chuyển từ Google sang YouTube. Do đó, từ khóa này vẫn là chủ đề có giá trị, thay vì viết bài về chủ đề này, bạn có thể chuyển sang làm video.

Độ phổ biến của từ khóa khi tìm kiếm trên Youtube

Trên đây là một số hướng dẫn sử dụng Google Trends dễ dàng và đạt hiệu quả cao nhất. Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu hơn về Google Trends và có thể sử dụng công cụ này để cải thiện SEO. Chúc bạn thành công!

Read More
luong 07/11/2020 0 Comments
Công cụ của Google

Google Index Là Gì? Cách Index Google Nhanh Cho Bài Viết Trên Website

Index cũng là một trong những thuật ngữ vô cùng quen thuộc với những người làm SEO. Tuy nhiên, không phải ai cũng thật sự hiểu rõ về công cụ này. Vậy Google Index là gì? Cách Index Google nhanh cho bài viết trên website như thế nào? Hãy tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Google Index là gì?

Index là gì?

Index hay còn gọi là Indexing (có nghĩa là lập chỉ mục) mô tả quá trình thu thập dữ liệu của công cụ tìm kiếm đối với những trang web trên internet, sau đó đánh giá và lưu chúng lại trong cơ sở dữ liệu của công cụ tìm kiếm (quá trình indexing). Khi người dùng tìm kiếm một nội dung có trong trang web, cơ sở dữ liệu sẽ trích xuất và trả về những dữ liệu của website mà công cụ tìm kiếm đã lập chỉ mục.

Hiểu một cách đơn giản Index là tập hợp các thông tin được sắp xếp theo một quy luật cụ thể nào đó, hoặc theo bảng Alphabetical (Từ 1-9, từ A-Z) giúp cho việc tra cứu thông tin trở nên dễ dàng hơn. Tùy vào mức độ và quy mô lượng thông tin mà quá trình index sẽ được chia nhỏ theo chủ đề, chuyên mục,… nhưng vẫn được sắp xếp theo quy luật có sẵn.

Google Index là gì?

Google Index là một tập hợp cơ sở dữ liệu khổng lồ được sắp xếp chỉ mục trên hệ thống máy chủ Google thông qua việc sử dụng các thuật toán (Googlebot, hoặc Spider). Cụ thể hơn, Google Index chính là quá trình Googlebot hay con bọ – bộ máy tìm kiếm của Google thực hiện quét và đánh giá trang web dựa trên nội dung mà người dùng tìm kiếm.

Google Index là gì?

Google Index là gì?

Sau mỗi quá trình như vậy, công cụ tìm kiếm Google sẽ tự động lưu, so sánh và đánh giá mức độ uy tín của những dữ liệu quét được. Những dữ liệu nào được “con bọ” Google quét qua và đánh giá càng nhiều, thì càng có khả năng được xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm.

Cách Index Google nhanh cho bài viết trên website

Sau khi đã tìm hiểu và biết được Google Index là gì thì hẳn bạn cũng biết được vai trò quan trọng của nó đối với website của bạn. Vậy có cách Index Google nhanh nào cho bài viết trên website hay không? Tất nhiên là có rồi, sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn một vài phương pháp khá hữu ích.

Chú ý đến tốc độ load của website

Có thể bạn chưa biết, các con “bot” của Google có thói quen sinh hoạt tương đối giống với hành vi của những người dùng Internet thông thường. Bởi vậy, tốc độ tải trang là một trong những yếu tố có thể gây ảnh hưởng tới tốc độ đánh chỉ mục của “bot” Google.

Tăng tốc độ load của website

Để xác định trang web của bạn có đủ điều kiện index hay không thì các “bot” buộc phải xem qua nội dung của bạn trước. Google Bot phải đánh chỉ mục cho một lượng trang web khổng lồ, cho nên thời gian của nó vô cùng quý báu. Vì thế, nếu trang của bạn có tốc độ load quá chậm, chúng sẽ không chờ đợi được. Dù có chưa index được nội dung nào, chúng vẫn sẽ rời đi vì nó chỉ dừng tại mỗi website trong một khoảng thời gian ngắn nhất định.

Đó là lý do tại sao bạn cần phải cải thiện tốc độ load cho trang web của mình. Tốc độ load có sự phụ thuộc vào hosting và theme mà bạn lựa chọn. Cho nên khi chọn hosting, hãy lưu ý đến chất lượng cũng như đầu vào premium theme.

>>> Xem thêm: Hosting là gì? Kiến thức về hosting cho người mới bắt đầu

Xây dựng website có cấu trúc code chuẩn

Code chưa được tối ưu hay cấu trúc code chưa chuẩn SEO đôi khi cũng là nguyên nhân khiến cho Google “trì hoãn” index website của bạn. Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra kỹ lưỡng xem liệu cấu trúc code của trang web có chứa mã độc hay các thành phần đáng nghi, sau đó khắc phục sớm để cải thiện tình trạng index.

Sáng tạo nội dung hoàn toàn mới, không trùng lặp

Google không hề thích những trang web có nội dung trùng lặp. Thậm chí, bạn còn có thể bị phạt nếu trang web có quá nhiều nội dung trùng lặp. Bởi vậy, để cải thiện tình trạng index, hãy xây dựng nội dung hoàn toàn mới và hấp dẫn.

Hơn thế nữa, bạn cần cập nhật nội dung mới một cách đều đặn và thường xuyên.  Có thể tối thiểu 3 – 4 bài viết mỗi ngày, như vậy góp phần tạo nên thói quen cho Googlebot ghé thăm website của bạn nhiều hơn để đánh chỉ mục, tránh tình huống giảm thứ hạng trang web.

Khai báo XML Sitemap với Google

Sitemap.XML chính là bảng sơ đồ, giúp Google bots có thể truy cập và xem xét nội dung. Do đó, bạn muốn xây dựng một trang web chuẩn đều phải khai báo XML Sitemap với Google. Có nghĩa là, sau khi hoàn thiện nội dung bài viết trên website, bạn cần khai báo ngay cho Google biến. Hãy vào Google Webmaster Tool, submit link URL sau đó chờ đợi trong khoảng 10-15 ngày để Google có thời gian xác nhận và kiểm tra trang web của bạn qua file XML.

Khai báo XML Sitemap với Google

>>> Xem thêm: Sitemap Là gì? 2 Cách Tạo Sitemap Đơn Giản Và Hiệu Quả Nhất

Tối ưu SEO Onpage

Tối ưu SEO Onpage là một giải pháp cực kỳ hiệu quả, đây còn được đánh giá là phương pháp SEO tổng thể website, giúp Google hiểu nội dung của bạn một cách tốt hơn. Khi Google hiểu nhanh thì tốc độ Google Index sẽ nhanh hơn nhiều.

Thiết lập hệ thống backlink dofollow chất lượng

Khi backlink của bạn sở hữu thuộc tính rel=”dofollow”, các bots của Google sẽ cho đó là 1 link an toàn. Nó sẽ trỏ vào đường dẫn đó và Index vào Google. Sau đó, website sẽ được tính điểm + trong Pagerank của Google.

Tuy nhiên, điều này có lợi, nhưng cũng có mặt hại nhất định cho trang web của bạn.

Xây dựng Fanpage trên các trang mạng xã hội

Đây là phương pháp được ứng dụng nhiều nhất hiện nay. Khi càng có nhiều liên kết trỏ về trang của bạn, thì Google sẽ càng đánh giá cao, nhờ đó thứ hạng của website cũng được nâng cao đáng kể. Khi có 1 link từ các kênh truyền thông khác trỏ về Fanpage, Website, Blog,… thì sẽ đều có lợi cho SEO.

Xây dựng Fanpage trên các trang mạng xã hội

Thông qua những kiến thức như Google Index là gì, cách index Google nhanh cho bài viết trên website, chắc hẳn bạn đã hiểu hơn quá trình tối ưu hóa SEO cho website của mình rồi. Chúc bạn thành công!

Read More
luong 02/11/2020 0 Comments
Công cụ của GoogleNEWS

VPS là gì? Tìm hiểu tất tần tật về VPS

VPS là gì, nó được hiểu như thế nào? VPS có tác động như thế nào đối với các doanh nghiệp hiện nay. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

VPS là gì?

VPS là chữ viết tắt của Virtual Private Server – máy chủ ảo cá nhân. VPS (Virtual Private Server) là dạng máy chủ ảo, server ảo được tạo ra bằng phương pháp phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ khác nhau có tính năng tương tự như máy chủ riêng (dedicated server), chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý ban đầu đó. 

VPS hosting vps-hosting

VPS hosting là một trong các dịch vụ hosting phổ biến nhất để bạn có thể sử dụng làm nền tảng cho website. Nó dùng công nghệ ảo hóa để tạo tài nguyên riêng trên server cho bạn sử dụng để tách biệt tài nguyên đó khỏi dùng chung với các người dùng khác cùng server vật lý.

Mỗi VPS hosting là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt, có một phần CPU riêng, dung lượng RAM riêng, dung lượng ổ HDD riêng, địa chỉ IP riêng và hệ điều hành riêng, người dùng có toàn quyền quản lý root và có thể restart lại hệ thống bất cứ lúc nào.

VPS được sử dụng cho các nhu cầu gì?

1. Máy chủ game

Đối với các game mới và hot của các nhà đầu tư thường sẽ thu hút hàng triệu lượt truy cập mỗi ngày. Vì vậy họ cần một hệ thống máy chủ với dung lượng lớn và khả năng xử lý cực khủng. Việc thuê thay vì mua VPS là một trong những giải pháp tốt nhất để những nhà kinh doanh này đầu tư cho sản phẩm game của mình trước khi họ đủ vốn để xây dựng Data Center riêng.

2. Lưu trữ website đa dịch vụ

Các hệ thống website bán hàng, website thương mại điện tử, các diễn đàn, các trang web có lượng truy cập lớn mỗi ngày và cần có một hệ thống máy chủ lưu trữ ổn định. Và để tập trung đầu tư cho các sản phẩm của mình về nguồn vốn.

Vì vậy chọn hình thức thuê VPS là lựa chọn tốt nhất, giúp tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư cho máy chủ, nhân viên quản lý, địa điểm lắp đặt Data Center… mà vẫn đồng thời có được những hệ thống máy chủ mạnh mẽ có đầy đủ tính năng đáp ứng nhu cầu sử dụng.

3. Phát triển platform

Sự phát triển của công nghệ trên điện thoại thông minh (smartphone) hay máy tính bảng, ngày càng trở nên phổ biến. Vì vậy, việc phát triển Platform (nền tảng) như hệ điều hành, ứng dụng trên hệ điều hành đều cần phải có một nơi tập trung để lưu trữ.

Các dữ liệu cần lưu trữ như: file setup, thông tin người dùng, lịch sử giao dịch, hình ảnh, file lưu trữ,… Các APP thông dụng bạn sử dụng hàng ngày là ví dụ điển hình cho chức năng này ví dụ như các App ghi nhớ, App lưu giữ tài liệu. Và nền tảng Platform yêu cầu có nguồn server lớn để lưu trữ thông tin.

4. Máy chủ cho hệ thống email doanh nghiệp

Các doanh nghiệp ngày nay cũng rất cần nguồn để quản lý gửi, nhận Email nội bộ. Vì vậy VPS cũng là một hình thức đầu tư hoàn hảo vừa tin cậy vừa tiết kiệm

5. Lưu trữ các dữ liệu (Tài liệu, hình ảnh, Video)

Những công ty chuyên xử lý hình ảnh, Video cũng là một trong những đối tượng cần sử dụng VPS nhiều nhất. Họ sử dụng các loại VPS có dung lượng lưu trữ cao để thực hiện đầu tư một cách hợp lý mà không cần sử dụng đến các thiết bị lưu trữ rời, vừa khó kiểm soát lại hay hư hỏng.

6. Tạo các môi trường ảo để lập trình để lập trình, phân tích virus, nghiên cứu

Các công ty chuyên về đầu tư các sản phẩm khoa học như phần mềm, ứng dụng, website,….cũng yêu cầu một không gain lưu trữ riêng cho các ứng dụng và sản phẩm thử nghiệm của mình. Do đó, việc chọn lựa đầu tư lưu trữ qua hệ thống VPS hosting là tối ưu nhất với giá thành tiết kiệm, thay vì xây dựng server vật lý tốn kém

Ưu điểm của VPS Hosting?

Các hệ thống VPS của chúng ta có rất nhiều ưu điểm như:

VPS ít tốn kém hơn so với server riêng: Từ 1 máy chủ vật lý, có thể tạo ra nhiều máy chủ ảo. Tiết kiệm được tiền đầu tư phần cứng, tiền điện vận hành máy chủ, không gian lắp đặt…

Dễ dàng tùy biến nguồn tài nguyên, miễn là trong mức giới hạn của máy chủ vật lý cho phép.

Do nhiều máy chủ ảo có thể nằm tập trung trên 1 hệ thống máy chủ vì vậy VPS cho phép bạn linh hoạt hơn trong cách quản trị website của mình.

Nhược điểm của VPS Hosting?

Tuy nhiên, các hệ thống VPS hosting cũng sẽ có các nhược điểm sau:

Không phải website nào cũng có thể sử dụng VPS hiệu quả. Hoạt động bị ảnh hưởng bởi hoạt động và độ ổn định của máy chủ vật lý tạo ra VPS.

Việc sử dụng chung máy chủ vật lý khiến cho máy chủ ảo của bạn bị phụ thuộc.

Tốn thời gian và chi phí để nâng cấp tài nguyên và cũng không thể mở rộng nhiều.

Cách thức vận hành và năng suất hoạt động của máy chủ ảo không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Top 4 VPS miễn phí

1. Microsoft Azure tặng 1 năm VPS free

Link truy cập: https://visualstudio.microsoft.com/fr/dev-essentials/vps-microsoft-azure

Microsoft Azure có chương trình Trial Cloud VPS miễn phí nhưng chỉ có thời gian sử dụng trong 1 tháng. Nhưng họ tặng tới 300 USD Credits để sử dụng 1 năm dịch vụ Azure Cloud VPS (25 USD/ 1 tháng) trong một chương trình riêng dành cho Visual Studio Dev Essential.

Bên cạnh còn được miễn phí những công cụ khác như là Windows R Server, Visual Studio,… và miễn phí tham gia các chương trình đào tạo Online nổi tiếng như Pluralsight, Linux Academy, Microsoft Virtual Academ…

Sau khi sử dụng thẻ Visa Debit để đăng ký tài khoản sử dụng hết thời gian Free Trial, người dùng sẽ được dùng thử vps free 1 năm từ Visual Studio Dev Essentials. Từ đó sẽ không có bất cứ dịch vụ nào gia hạn, do đó bạn có thể yên tâm là thẻ không bị trừ tiền dù có quên xóa Account trước thời hạn.

2. Amazon tặng 1 năm Cloud VPS free

Link truy cập dùng thử: VPS Amazon freevps-amazon-free

Amazon tặng 1 năm Cloud VPS free qua chương trình Free Tier của Amazon Web Services hay còn gọi là AWS.

Chương trình AWS Free Tier thực chất bao gồm rất nhiều dịch vụ khác dành cho phát triển Web Apps, VPS, Email Services…trên nền tảng điện toán đám mây của Amazon. Trong đó có một số chương trình miễn phí 1 năm, một số khác sẽ không bao giờ hết hạn.vps-amazon-free

Cũng như Microsoft Azure, bạn sẽ không bị tự động trừ tiền ở AW

3. Google tặng trọn đời Cloud VPS miễn phí

Link truy cập: VPS Google freevps-google-free

Google là một trong ba nhà cung cấp Cloud Web Services lớn nhất thế giới. Trước đây Google cũng có chương trình tặng Credits để dùng VPS nhưng hạn dùng ngắn và việc trừ tiền rất khó kiểm soát nên ít người dùng.

Tuy nhiên từ tháng 3/2017, công bố trong sự kiện Google Next, họ đã quyết định cung cấp Free Tier cho 15 dịch vụ trong Google Cloud Platform, trong đó đáng chú ý nhất là miễn phí trọn đời gói Cloud VPS f1-micro 600 MB RAM, 30GB HDD, 1GB bandwidht/ tháng.

Điểm tuyệt vời của chương trình VPS free của Google Cloud là họ cho bạn sử dụng trọn đời gói VPS f1-micro. vps-google-free-1

Nhược điểm của của gói này là giới hạn băng thông chỉ có lưu lượng 1GB, nếu bạn dùng nhiều hơn sẽ bị tự động tính tiền vào thẻ Visa Debit. Do đó, tốt nhất là bạn theo dõi băng thông thường xuyên để tránh bị mất tiền oan.

Khách hàng mới sẽ nhận được 300 đô la để khám phá đầy đủ và thực hiện đầy đủ đánh giá về Google Cloud Platform. Bạn sẽ không bị tính phí cho đến khi chọ nâng cấp

4. Cloudways tặng $15 độc quyền cho bạn đọc VHW

Link truy cập: VPS Cloudways Freevps-cloudways-free

Cloudways là dịch vụ Managed VPS Hosting tốt nhất thế giới hiện nay.

Cloudways cung cấp giải pháp sử dụng VPS cao cấp vô cùng dễ dàng, bạn có thể chọn bất kỳ dịch vụ VPS nổi tiếng nào từ Vultr, Linode, DigitalOcean cho đến Google Cloud, Amazon Web Services …

Việc cài đặt & sử dụng VPS trên Cloudways rất dễ dàng và bạn không cần phải tự làm bất cứ thứ gì, đơn giản chỉ là chọn ứng dụng mình cần và Cloudways sẽ setup và quản lý mọi thứ.vps-cloudways-free-1

Chi phí của Managed VPS Hosting Cloudways cũng rất tốt cho với các đối thủ lớn như WordPress VIP hay WP Engine, trong khi đó họ cũng hỗ trợ truy cập vào VPS cho những khách hàng muốn vọc vạch các tính năng nâng cao của máy chủ.

Để giới thiệu dịch vụ cao cấp này cho khách hàng Việt Nam, Cloudways tặng VHW blog mã độc quyền VHW15, tặng bạn $15 Credits miễn phí để dùng dịch vụ này.

Với $15 Credits, bạn có thể triển khai hàng chục Websites trên VPS DigitalOcean trong 45 ngày liên tục, hoặc có thể setup rồi xóa đi để tiết kiệm Credits và dùng lâu dài hơn.

Nếu bạn muốn chạy Website trên VPS cao cấp, với sức mạnh vượt trội Hosting thông thường, không giới hạn số lượng Website hay Traffic hàng tháng… thì hãy mạnh dạn sử dụng Cloudways.

Họ hỗ trợ chuyển Web về VPS bạn chọn miễn phí, cũng như bạn có thể cài đặt ứng dụng trên VPS vô cùng dễ dàng – không phải đụng tới bất kỳ dòng code này.

Để nhận $15 Credits bạn cần phải thêm thẻ Visa Debit/ MasterCard, tránh dùng thẻ ảo vì thường bị từ chối hoặc Cancel. Trong thẻ cũng nên có khoản $2 để Cloudways charge khoản gần $1 để xác thực thanh toán của thẻ, sau đó sẽ trả lại số tiền này.

Tổng kết:

MyB Media hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu VPS là gì? và cách thức hoạt động của VPS. Cũng như cung cấp cho bạn 4 VPS miễn phí để bạn trải nghiệm. 

 

Read More
nam ha 02/11/2020 0 Comments
Công cụ của GoogleSEOUncategorized

Top 5 Plugin thống kê truy cập WordPress chuẩn nhất hiện nay

Khi chúng ta sở hữu một website đều muốn biết được lượng khách hàng hay các độc giả truy cập vào website của mình là bao nhiêu. Có khá nhiều Plugin thống kê truy cập WordPress hỗ trợ bạn trong việc thống kê lượng truy cập vào website của bạn

Top 5 plugin thống kê truy cập WordPress dưới đây sẽ giúp bạn biết rõ độc giả của bạn là ai, người mà đang thăm website của bạn, họ đến từ nguồn nào (social, organic search,…) và cái mà họ đang đọc là gì?

1. Jetpack

Link truy cập

plugin-jetpeck

Jetpackđược các chuyên gia WordPress tạo ra để làm cho các trang WordPress an toàn hơn và nhanh hơn, đồng thời giúp bạn tăng lưu lượng truy cập của mình.

Bảo mật trang web tự động 24/7

Jetpack bảo vệ trang web của bạn để bạn có thể điều hành trang web hoặc doanh nghiệp của mình.

Jetpack Security cung cấp tính năng bảo mật trang web WordPress toàn diện, dễ sử dụng, bao gồm tự động sao lưu theo thời gian thực và khôi phục dễ dàng, quét phần mềm độc hại và bảo vệ chống spam. Các tính năng cần thiết như bảo vệ bạo lực và giám sát thời gian chết / thời gian hoạt động đều miễn phí.

Các tính năng: 

  • Theo dõi thời gian hoạt động / thời gian chết của trang web của bạn và nhận thông báo ngay lập tức về bất kỳ thay đổi nào qua email.
  • Đăng nhập an toàn được hỗ trợ bởi WordPress.com được hàng triệu trang web sử dụng với tùy chọn 2FA (xác thực hai yếu tố)
  • Tự động sao lưu trang web của bạn trong thời gian thực và khôi phục lại bất kỳ điểm nào bằng một cú nhấp chuột. 
  • Dễ dàng sao chép, sao chép hoặc di chuyển trang web của bạn cho dù bạn muốn tạo một trang web hay chuyển sang một máy chủ mới.
  • Tự động quét phần mềm độc hại và các mối đe dọa mã khác. 
  • Tự động cập nhật các plugin riêng lẻ để quản lý và bảo trì trang web dễ dàng.

Chức năng nổi bật:

Jetpack đã hợp tác với Google AMP để tạo ra bộ công cụ tốt nhất, hiệu suất cao nhất cho WordPress. Bằng cách sử dụng Jetpack và AMP cùng nhau, bạn sẽ có được tất cả các tính năng cần thiết để xây dựng một trang web đẹp, nhanh, hiện đại

Giúp khách hàng truy cập vào trang web của bạn ngay lập tức tìm thấy nội dung phù hợp để họ đọc và mua nhiều hơn. Hoạt động hiệu quả với các trang web WooCommerce / eCommerce giúp lọc sản phẩm để khách hàng dễ dàng tìm thấy những gì họ muốn trên trang web của bạn nhanh hơn.

Tăng lưu lượng truy cập với các công cụ SEO cho Google, Bing, Twitter, Facebook và WordPress.com. Sơ đồ trang web XML được tạo tự động.

Quảng cáo trên trang web của bạn để tạo doanh thu. Mạng quảng cáo Jetpack tự động thực hiện công việc để bạn tìm các quảng cáo chất lượng cao được đặt trên trang web của bạn.

Dễ dàng chia sẻ các bài đăng trên Instagram, trên các trang và bài đăng trên blog. Quản lý các tính năng Jetpack từ mọi nơi với ứng dụng di động WordPress chính thức, có sẵn cho Apple iOS (iPhone hoặc iPad) và Google Android.

2. WP Statistics

Link truy cập

Plugin-WP-Statistics

Với WP Statistics, bạn có thể biết số liệu thống kê trang web của mình mà không cần phải gửi dữ liệu của người dùng đi bất cứ đâu.

Bạn có thể biết có bao nhiêu người truy cập trang web cá nhân hoặc doanh nghiệp của mình, họ đến từ đâu, họ sử dụng trình duyệt và công cụ tìm kiếm nào và nội dung, danh mục, thẻ và người dùng nào của bạn nhận được nhiều lượt truy cập hơn.

Đây là một plugin thống kê truy cập WordPress của bài viết có tuổi thọ rất lâu và đến nay nó đã được phát triển lên phiên bản 4.9.4 với 400.000+ lượt tải.

Một số chức năng nổi bật của WP Statistics

  • Trang tổng quan và chi tiết cho tất cả các loại dữ liệu, bao gồm IP, Trang web giới thiệu, Trình duyệt, Từ tìm kiếm, Hệ điều hành, Quốc gia và Thành phố
  • Số lượng khách truy cập mỗi ngày
  • 10 trình duyệt phổ biến hàng đầu; Top 10 quốc gia có nhiều du khách nhất; Top 10 trang được truy cập nhiều nhất; 10 trang web giới thiệu hàng đầu
  • Lọc dựa trên thời gian truy cập
  • Thống kê về Nội dung, dựa trên Thể loại, Tác giả
  • Xuất dữ liệu ở các định dạng TSV, XML và CSV
  • Báo cáo số liệu thống kê qua e-mail
  • Xem truy vấn tìm kiếm và chuyển hướng từ các công cụ tìm kiếm phổ biến như Google, Bing, DuckDuckGo, Yahoo, Yandex và Baidu

plugin-WP-Statistics-2

Nhiều thông tin khác được thể hiện dưới dạng đồ thị và biểu đồ cùng với tính năng lọc dữ liệu

3. Mechanic Visitor Counter

Link truy cập 

Bộ đếm lượt truy cập của Mechanic là một widget sẽ hiển thị bộ đếm lượt truy cập và thống kê lưu lượng truy cập trên WordPress. Sử dụng hoàn toàn miễn phí

Tính năng của Mechanic Visitor Counter

  • Dễ sử dụng và thiết lập chỉ trong vài giây
  • Biết lượng người online
  • Số truy cập trong ngày/ tuần/ tháng

Cách tích hợp cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần tải và kích hoạt plugin. Trong phần Widgets sẽ có 1 widget cho bạn để add vào sidebar. Chèn widget đó vào nơi bạn muốn là xong.

4. StatCounter

Link truy cập

plugin-StatCounter

Cung cấp nhiều tính năng xác thực và theo dõi miễn phí đến 250,000 lượt truy cập mỗi tháng. Đây là công cụ rất phù hợp với các website bậc trung.

Công cụ gồm có invisible counter, hoạt động của người xem trước và sau truy cập vào website của bạn, heat maps, so sánh search engine, theo dõi người xem trong thời gian thực, theo dõi các website HTTPS, chia sẻ truy cập với các thành viên trong team, hiển thị công khai số liệu của website, kiểm tra JavaScript Stats và tất cả các tính năng theo dõi cơ bản khác.plugin-ke-2

5. Google Analytics Dashboard for WordPress

Link truy cập

Google-Analytics-Dashboard-for-WP

Google Analytics Dashboard for WP (GADWP) là một plugin đếm lượt truy cập bài viết wordpress cho phép bạn theo dõi trang web của bạn bằng mã theo dõi Google Analytics và cho phép bạn xem các số liệu thống kê chính của Google Analytics trong cài đặt WordPress của bạn.

Google Analytics Dashboard for WP (GADWP) báo cáo truy cập trên trang tổng quan, trong màn hình tất cả bài đăng và tất cả các trang của bạn và trên trang chính của trang web:

Có hơn 1 triệu người dùng Google Analytics

  • Thống kê thời gian thực – Xem ai đang xem trang web của bạn, họ đang làm gì, họ đến từ đâu, cách họ tìm thấy trang web của bạn, v.v.
  • Theo dõi thương mại điện tử – Thiết lập theo dõi thương mại điện tử nâng cao của Google Analytics cho WooCommerce, Tải xuống kỹ thuật số dễ dàng và MemberPress (với 1 cú nhấp chuột).
  • Theo dõi Quảng cáo – Tự động theo dõi các lần nhấp vào quảng cáo biểu ngữ của Google AdSense bên trong Google Analytics.
  • Theo dõi liên kết ngoài – Theo dõi số lần nhấp vào liên kết ngoài của bạn bên trong Google Analytics.
  • Theo dõi tải xuống tệp – Theo dõi mọi tệp tải xuống chỉ bằng một cú nhấp chuột.
  • Theo dõi bài đăng phổ biến – Xem trang, bài đăng và sản phẩm nào phổ biến nhất với Google Analytics

6. Mechanic Visitor Counter

Link truy cập: 

plugin-mechanic-visitor-counter

Mechanic Visitor Counter là 1 plugin thống kê truy cập WordPress vô cùng cơ bản. Nó hoàn toàn tập trung vào bộ đếm lượt truy cập website. Nếu nhu cầu của bạn chỉ là cần biết số lượng người online, đã truy cập trong ngày, tháng thì đây là 1 plugin vừa đủ.

Cách tích hợp cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần tải và kích hoạt plugin. Trong phần Widgets sẽ có 1 widget cho bạn để add vào sidebar. Chèn widget đó vào nơi bạn muốn là xong.

Tìm hiểu rõ hơn về Google Analytics tại đây

7. Clicky Analytics

Link truy cập: 

plugin-click-analytics 

Hiển thị thông tin chi tiết và thống kê về: người dùng online, số lượt truy cập, số hành động, tỷ lệ thoát, tìm kiếm không phải trả tiền, thời gian trung bình trực tiếp trên Trang của bạn.

Hầu hết các chức năng đều có sẵn miễn phí, nhưng một số tính năng như phân tích video và theo dõi dữ liệu tùy chỉnh chỉ có ở phiên bản trả phí. Nó cũng có một số tính năng kỳ lạ như bản đồ trực tiếp để bạn có thể theo dõi khách truy cập của mình trong thời gian thực.

click-analytics

8. Slimstat Analytics

Link truy cập: 

Giá: Miễn phí. Các chức năng đặc biệt thêm vào có giá từ 12$ cho 1 tiện ích bổ sung.

Đây là một nền tảng mã nguồn mở lưu trữ tất cả dữ liệu về khách truy cập vào website của bạn trong cơ sở dữ liệu WordPress.

Nó cho phép bạn theo dõi khách hàng cũ và người dùng đã đăng ký, đồng thời theo dõi các sự kiện Javascript, phát hiện xâm nhập và phân tích các chiến dịch email – tất cả đều nằm trong bảng điều khiển WordPress của bạn. Hàng ngàn trang web WordPress đã sử dụng nó.

9. Google Site Kit

Link truy cập: 

site-kit

Giá: Hoàn toàn miễn phí.

Đây là một plugins dành cho WordPress của chính Google. Đội ngũ phát triển của Google có lẽ tương đối ưu ái với các bạn sử dụng WordPress nên họ phát triển riêng hẳn một Plugins thống kê traffic tích hợp 6 sản phẩm của Google: Analytics, Google Search Console, PageSpeed Insights, Adsense, Optimize, Tag Manager.

Kết luận

Plugin thống kê truy cập WordPress là một trong những plugin quan trọng, nó là minh chứng cho thành quả làm việc của chúng ta thông qua các con số.

Hi vọng với 5 Plugin thống kê truy cập WordPress mà MyB Media cung cấp, bạn có thể sử dụng một cách hữu ích nhất, phát triển tối ưu Website của mình

 

 

Read More
nam ha 30/10/2020 0 Comments
Công cụ của Google

Google Analytics là gì? Vai trò của Google Analytics đối với doanh nghiệp

Google Analytics là gì? Tại sao cần phải cài đặt Google Analytics? Nó có tác dụng gì đối với các doanh nghiệp liệu có đáng tin cậy hay không? Cùng giải đáp những câu hỏi này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Google Analytics là gì? 

Google Analytics là công cụ trực tuyến giúp cho các nhà quảng cáo có thể theo dõi số liệu liên quan đến hoạt động của website của mình. Google Analytics được Google cung cấp hoàn toàn miễn phí.

Google cung cấp ứng dụng Analytics này nhằm hỗ trợ các quản trị viên website có thể đánh giá tổng thể tình trạng của website qua các chức năng thống kê mà nó cung cấp. Google Analytics đảm bảo số liệu về website mà họ cung cấp đều chính xác.

Đây là công cụ rất bữu hiệu để quản trị website bởi vì Google Analytics cho bạn thấy được lưu lượng truy cập vào website, thời gian trung bình của một phiên truy cập và tỷ lệ thoát trang của người dùng trên website của bạn. Ngoài ra, Google Analytics còn đưa ra nhiều chỉ số khác nữa giúp bạn hiểu rõ hành vi lướt website của người dùng.

Tính đến tháng 7/2018, Google Analytic đã hỗ trợ phân tích gần 900 triệu website lớn nhỏ khác nhau trên thế giới.google analytics

Một số câu hỏi về trang web mà bạn có thể nhận được Google Analytics.

  • Có bao nhiêu người truy cập trang web của tôi?
  • Những trang nào trên website của tôi được truy cập nhiều nhất?
  • Có bao nhiêu khách truy cập đã chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng?
  • Khách truy cập của tôi sống ở đâu?
  • Làm cách nào để cải thiện tốc độ trang web?
  • Nội dung blog nào mà khách truy cập thích nhất?   
  • Chiến thuật tiếp thị nào thu hút được nhiều lượng truy cập nhất vào trang web của tôi?

Hiện nay, Google Analytics là 1 công cụ rất cần thiết đối với:

  • Người làm SEO (Search Engine Optimization – tối giản hóa công cụ tìm kiếm)
  • Quản lý webmaster
  • Nhà Marketing tiếp thị Marketer
  • Chủ doanh nghiệp

2. Những tính năng của Google Analytics

  • Thiết lập dashboard tùy ý để có được những số liệu cần thiết.
  • Cung cấp tính năng Advanced Segment để phân tích từng campaign cụ thể.
  • Phân hóa số liệu dựa trên đặc tính người dùng truy cập trên website, bao gồm tuổi, nơi ở, sở thích…
  • Theo dõi các trang trên website mà người dùng thường lui tới, các từ khóa mà người dùng tìm kiếm dẫn về website của bạn.
  • Cung cấp tính năng Funnel Visualization, giúp bạn hiểu được bước mua hàng nào trên website khiến người dùng thoát trang.
  • Theo dõi visit (phiên truy cập) và visitor (người truy cập) hàng ngày
  • Thống kê doanh thu tổng mà website của bạn đã đạt được.
  • Đem đến tính năng Multi-Channel Funnels giúp bạn hiểu rõ nguồn truy cập vào website của bạn (social media, search, người dùng tự type website, các trang web khác…)
  • Thống kê nguồn truy cập của người dùng từ đâu: trực tiếp, từ mạng xã hội, trang tìm kiếm hay từ các trang web khác link sang
  • Chức năng so sánh độ tích cực của các kênh marketing cho website với Model Comparison.
  • Thống kê lượng truy cập từ các thiết bị mobile, desktop hay tablet

3. Ứng dụng của Google Analyticsgoogle analytics

Ứng dụng chủ yếu của Google Analytics là giúp các quản trị viên website hiểu được hành vi người dùng, từ đó đưa ra các chiến lược triển khai nhằm thúc đẩy bán hàng tốt hơn.

Thống kê thời gian thực (real-time)

Với Google analytic bạn có thể thấy được lượng người hiện đang truy cập vào website của bạn là bao nhiêu. Qua đó bạn có thể traffic tối ưu nhất của website trong 1 ngày, tạo tiền đề để xây dựng KPIs cho chiến dịch Digital Marketing của bạn.

Thống kê nguồn truy cập của người dùng, ngôn ngữ họ sử dụng cùng hệ điều hành của thiết bị người dùng

Google Analytics thống kê được nguồn truy cập vào website của người dùng đến từ nguồn nào là nhiều nhất, các nguồn trung cấp như social media, google search, quảng cáo, các website khác…

Bên cạnh đó, nó còn có khả năng thống kê được ngôn ngữ và hệ điều hành mà thiết bị của người dùng đang sử dụng để truy cập vào website của bạn. Qua đó tạo tiền đề để bạn tối ưu website phù hợp hơn.

Chỉ rõ hành vi người dùng trên website

Không chỉ dừng lại ở nguồn truy cập, Google Analytics còn cho thấy hành vi của người dùng trên website thông qua các các chỉ số

  • Thời gian trung bình của 1 phiên truy cập 
  • Trang được truy cập nhiều nhất trên website
  • Tỷ lệ thoát trang cùng nhiều chỉ số khác mà bạn mong muốn tìm hiểu cụ thể hơn.

Phân tích lưu lượng truy cập theo nhân khẩu học

Ngoài các chức năng trên, Google Analytics còn có có thể phân tích các số liệu theo độ tuổi, sở thích, giới tính, địa điểm,.… Điều này được Google thu thập thông qua cookies người dùng hoặc được máy chủ Google định vị, theo dõi. 

 Hướng dẫn cách xem và sử dụng Google Analytics

Google Analytics cung cấp cho bạn hàng tá chỉ số liên quan đến website. Để có thể sắp xếp và theo dõi các chỉ số này, hãy tiếp tục theo dõi với Mona Media nhé!

  • Thống kê tổng quan: Vào Báo Cáo –> Trang tổng quan –> Trang tổng quan của tôi

Giúp bạn thấy được lưu lượng truy cập cùng các chỉ số liên quan như thiết bị truy cập, hệ điều hành của người dùng, tỷ lệ thoát trang trong ngày…

  • Thống kê truy cập theo thời gian thực: Thời gian thực –> Tổng quan

Báo cáo cho biết hành vi hiện tại của người dùng đối với website, bao gồm các chỉ số như thời gian trung bình phiên, trang được truy cập nhiều nhất, nguồn truy cập…

  • Kiểm tra từ khóa dẫn người dùng đến website của bạn: Sức thu hút –> Từ khóa –> Cơ bản

Bảng từ khóa được người dùng tìm kiếm có dẫn về trang của bạn sẽ được Google Analytics cung cấp cùng với những chỉ số như tần suất tìm kiếm, tỷ lệ chuyển đổi.

  • Tra cứu hành vi khách truy cập website: Hành vi –> Lưu lượng hành vi

Đây là bản báo cáo chi tiết hơn so với thống kê truy cập theo thời gian thực, giúp bạn nhận biết rõ ràng vấn đề nằm ở đâu (bước nào khiến khách hàng thoát trang, vì đâu mà quá trình chuyển đổi mua hàng bị gián đoạn).

Hệ thống cấu trúc tài khoản Google Analyticsgoogle analytics

Phần này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tài khoản Google Analytics nhằm biết cách thiết lập tài khoản bảo mật hơn, nhiều tính năng hơn.

Tất cả các tài khoản Google Analytics bao gồm 3 phần chính Tài khoản / Thuộc Tính / Chế độ, mỗi phần đều mang một nhiệm vụ khác nhau

Thuộc tính (property)

Property là một trang web cụ thể hoặc ứng dụng dành cho thiết bị di động (mobile app). Mục này cho phép bạn sở hữu một loại mã theo dõi kích hoạt được xác định bởi con số ID ví dụ như: UA-79918216-1 (mã này là duy nhất và không thể điều chỉnh được)

  • Dãy số ở giữa (79918216) là số tài khoản.
  • Số (1) ở cuối là số thuộc tính.

Chế độ xem (view)

View cho phép bạn định dạng cách bạn xem số liệu trên Analytics. Chế độ xem là một cách xác định xem dữ liệu từ một thuộc tính, có thể được lọc hoặc xử lý theo một cách nhất định. Có rất nhiều thuộc tính xem báo cáo, mỗi thuộc tính ấy có thể chưa tới 25 view. Hãy duy trì một thuộc tính duy nhất để tránh dữ liệu bị thao túng theo sự thay đổi của chế độ xem.

Sessions – Số phiên trong Google Analytics

google analytics Sessions

Sessions là số phiên – là một trong các chỉ số Google Analytics bao gồm một loạt các tương tác của người dùng trên website của bạn. Một phiên có thể bao gồm nhiều lần xem trang, sự kiện và các giao dịch thương mại điện tử.

Có hai cách chính mà một phiên có thể kết thúc:

  • Hết hạn dựa trên thời gian: Vào nửa đêm, hoặc sau 30 phút không hoạt động.
  • Thay đổi chiến dịch: Người dùng đến qua một chiến dịch, bỏ đi và sau đó trở lại thông qua một chiến dịch khác.

Google Analytics là một công cụ phân tích website rất hay, giúp các quản trị viên website có thể theo dõi tình trạng để điều hướng kế hoạch tốt hơn.

Quy trình hoạt động của GA (Google Analytics)

Quy trình hoạt động của Google Analytics bao gồm 4 bước sau: Data Collection –> Configuration –> Processing –> Reporting

  • Data Collection: thu thập dữ liệu liên quan tới website bằng đoạn mã JavaScript được cài sẵn ở bước cài đặt. Các cookies người dùng (nơi chứa thông tin nhân khẩu học và thông tin thiết bị của người dùng) cùng hành vi của người dùng trên website cũng sẽ được đoạn mã JavaScript này thu thập lại để gửi qua máy chủ Google.
  • Configuration: Chuyển một đống dữ liệu sơ cấp đã kể trên thành thứ cấp để chuẩn bị xuất thành báo cáo website.
  • Processing: Google sẽ cho phép doanh nghiệp lựa chọn các chỉ số mà họ muốn theo dõi. Doanh nghiệp được quyết định cấu trúc báo cáo thông qua thuộc tính View.
  • Reporting: Tiến hành kết xuất báo cáo đầy đủ cho website của doanh nghiệp

Tổng kết:

Thông qua bài viết này chúng tôi hi vọng có thể giúp người đọc có thể hiểu hơn Google Analytics và có thể sử dụng Google Analytics thành thạo hơn để thúc đẩy bán hàng tốt hơn. Chúc các bạn thành công!

Hướng dẫn cách sử dụng Google Analytics hiệu quả

 

 

 

 

 

Read More
nam ha 30/10/2020 0 Comments
  • 1
  • 2
Bài viết mới
  • Dịch vụ thiết kế web trọn gói, giá rẻ
  • Dịch vụ thiết kế website trọn gói cho doanh nghiệp
  • Những thủ thuật quản lý Fanpage hiệu quả
  • Những Điều Cần Biết Về Quản Trị Fanpage Facebook
  • Giá Thiết Kế Logo Hiện Nay Là Bao Nhiêu Thì Hợp Lý?
Phản hồi gần đây
    Lưu trữ
    • Tháng Hai 2021
    • Tháng Một 2021
    • Tháng Mười Hai 2020
    • Tháng Mười Một 2020
    • Tháng Mười 2020
    • Tháng Chín 2020
    • Tháng Tám 2020
    Chuyên mục
    • Công cụ của Google
    • NEWS
    • Sàn thương mại điện tử
    • SEO
    • Thiết kế hình ảnh
    • Thủ thuật Facebook
    • Uncategorized
    • Wordpress
    • Youtube marketing
    Meta
    • Đăng nhập
    • RSS bài viết
    • RSS bình luận
    • WordPress.org
    Chuyên mục
    • Công cụ của Google 16
    • NEWS 10
    • Sàn thương mại điện tử 8
    • SEO 23
    • Thiết kế hình ảnh 11
    • Thủ thuật Facebook 53
    • Uncategorized 68
    • Wordpress 3
    • Youtube marketing 12
    Recent Posts
    No posts were found for display
    Thẻ
    Bán hàng trên Shopee có tốn phí không Chính sách bán hàng trên Shopee Cách bán hàng trên Shopee hiệu quả cách chuyển tiền từ ví Shopee sang ví Airpay cách mua hàng trên shopee cách xóa chữ trên ảnh cách đăng ký bán hàng trên shopee bằng điện thoại Cách đăng sản phẩm trên Shopee hosting logo coffee logo là gì logo thời trang logo trà sữa logo xe hơi logo đẹp nạp tiền vào ví shopee phí bán hàng trên shopee poster là gì poster quảng cáo quảng cáo youtube rút tiền từ ví Shopee bao lâu nhận được rút tiền ví shopee miễn phí seo shopee thanh toán ví shopee có mất phí không thiết kế card visit thiết kế poster xóa chữ trong photoshop xóa chữ trên ảnh youtube Đăng ký bán hàng cùng Shopee Đăng ký tài khoản bán hàng trên Shopee

    là doanh nghiệp hoạt động mạnh mẽ trong lĩnh vực Thiết kế  Marketing Online với mong muốn xây dựng cho mỗi đơn vị 1 bản sắc thương hiệu riêng đặc trưng cho từng lĩnh vực ngành nghề.
    Các dịch vụ cam kết
    Thiết kế Banners, Poster Online
    Dịch vụ chụp ảnh concept sản phẩm
    Chiến lược quản trị Fanpage
    Thiết kế LandingPage, Website
    Liên hệ
    Địa chỉ: Số 62, Toà nhà Imperial Plaza, Định Công - Hoàng Mai - Hà Nội
    Email: thietkemyb@gmail.com
    Holine : +8 (123) 985 789
    Fax: +8 (123) 985 788

    © 2020 Công ty cổ phần MYB